Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Chuyên gia: Thu phí đường bộ qua xăng dầu thiếu thực tế

Theo các chuyên gia, đề án thu phí đường bộ qua giá xăng dầu là không khả thi. Ảnh: Anh Quân

Đề án thu quỹ bảo trì đường bộ qua giá xăng dầu (1.000 đồng/lít xăng) do Tổng cục đường bộ Việt Nam soạn thảo chưa có cơ sở khoa học và chưa dựa trên thu nhập thực tế của da số người dân. Đó là ý kiến của nhiều nhà khoa học cùng các chuyên gia trong lĩnh vực giao thông.

Từ khi đề án này được phát đi rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, ngay lập tức đã gặp phải nhiều ý kiến phản hồi của dư luận, từ người dân đến giới nghiên cứu khoa học.

Chưa dựa vào thu nhập thực tế của người dân

Theo phó giáo sư tiến sĩ Phạm Xuân Mai, Trưởng khoa kỹ thuật giao thông, Đại học Bách khoa TPHCM, thu nhập bình quân đầu người ở Việt Nam hiện nay là 750 đô la Mỹ/người/năm, giá xăng xấp xỉ 17.000 đồng/lít, chiếm 0,001% so với thu nhập. Trong lúc đó, nước phát triển như Pháp, thu nhập bình quân lên đến 42.000 đô la Mỹ/người/năm xong giá xăng chỉ có 1,76 đô la Mỹ/lít, chỉ chiếm 0,0004 % so với thu nhập. "Như vậy, nếu so sánh có thể thấy rằng giá xăng ở nước ta so với thu nhập bình quân cao hơn 25 lần của Pháp, và nếu Bộ Giao thông vận tải thu quỹ bảo trì đường bộ qua giá xăng thì người dân lại phải chịu thêm một loại phí", ông Mai nói.

Theo tính toán của Tổng cục đường bộ Việt Nam nếu thu phí qua giá xăng dầu mỗi năm sẽ thu được khoảng 3.411 tỉ đồng, còn thu phí lưu hành khi các loại xe được đăng kiểm và đăng ký mới vào khoảng 3.511 tỉ đồng/năm. Số tiền này có thể đáp ứng khoảng 82% nhu cầu bảo trì quốc lộ và 41% nhu cầu bảo trì đường địa phương.

Ngay tại khu vực Đông Nam Á, giá xăng ở Thái Lan cũng thấp hơn Việt Nam khoảng 2.000 đồng/lít (quy đổi khoảng 14.906 đồng/lí), trong khi thu nhập bình quân đầu người của họ cao hơn gấp 3 lần (2.736 đô la Mỹ/người/năm).

"Còn xét về yếu tố kỹ thuật, xe có trọng tải lớn mới là đối tượng gây ra hư hỏng đường nhiều nhất, còn xe máy khó có thể gây hư hỏng đường nên việc thu phí đường bộ đối với tất cả các phương tiện sử dụng xăng và dầu là không có cơ sở", ông Mai nói. "Khi người dân mua xe, họ đã phải đóng các loại phí như phí trước bạ, phí đăng kiểm… nên thu tiếp phí đường bộ qua giá xăng dầu thì người dân lại phải hai lần phí", ông Mai nói tiếp.

Khó thực hiện vì giá xăng dầu biến động theo cơ chế thị trường

Tiến sĩ Hà Ngọc Trường, Phó chủ tịch Hội cầu đường cảng TPHCM, cho rằng thu quỹ bảo trì đường bộ thông qua giá xăng dầu rất khó được người dân chấp nhận. Hơn nữa, giá xăng dầu phụ thuộc vào sự biến động của giá thế giới nên việc thu phí qua giá xăng dầu là không nên. Đó là chưa kể nếu giá xăng tăng cao kéo theo các loại mặt hàng cũng tăng giá thì người dân càng lâm vào cảnh khó khăn.

Ngoài ra, chuyện phân bổ quỹ bảo trì đường bộ cho các địa phương sao cho hợp lý là cũng là điều mà các nhà quản lý phải đau đầu.

Ông Trường nhấn mạnh mặc dù đây mới là đề án nhưng đã bộc lộ nhiều điều chưa hợp lý, do đó Tổng cục đường bộ Việt Nam và Bộ Giao thông vận tải cần lấy ý kiến rộng rãi của các chuyên gia và thăm dò ý kiến người dân trước khi thực hiện.

Theo đề án mà Tổng cục đường bộ Việt Nam đang soạn thảo, phí đường bộ thu qua xăng dầu là 1.000 đồng/lít. Sau đó, các công ty xăng dầu sẽ chuyển số tiền này vào quỹ bảo trì đường bộ thông qua Kho bạc Nhà nước. Số tiền này sẽ được dùng để tiến hành sửa chữa các tuyến đường trong mạng lưới đường bộ Việt Nam.

Theo số liệu thống kê của Bộ Giao thông vận tải, năm 2009 cả nước tiêu thụ khoảng 2.971.000.000 lít xăng.

(Theo Thời báo kinh tế Sài Gòn)

  • Hỗ trợ nông dân vay vốn: Thắt chặt quan hệ cung - cầu
  • Hồ du lịch Núi Cốc bị xâm hại nghiêm trọng
  • Doanh nghiệp dự báo triển vọng kinh doanh 2010
  • Phát tiển khu kinh tế biển: Đi theo hình mẫu nào?
  • TS.Vũ Thành Tự Anh: Tính bền vững của nợ công ở Việt Nam
  • Việt Nam đã thành nước "nghèo" về tài nguyên nước
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Tăng trưởng GDP trung bình 7%/ tháng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi