Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Cơ hội liên kết “ba nhà” cho phát triển nông nghiệp

Mô hình trồng lúa hiệu quả tại huyện Đà Bắc,
Hòa Bình có sự hỗ trợ của Trường đại học
Nông nghiệp Hà Nội.
 Số lượng kinh phí chủ yếu từ Bộ Giáo dục và Ðào tạo có được bình quân cho một cán bộ giảng dạy của Trường đại học Nông nghiệp Hà Nội là gần bốn triệu đồng vào năm 2007 và tám triệu đồng vào năm 2008. Với số lượng kinh phí này việc triển khai các hoạt động nghiên cứu và chuyển giao gặp nhiều khó khăn. Mới đây, việc liên kết giữa Ðại học Nông nghiệp Hà Nội với các doanh nghiệp trong cả nước sẽ là "ngọn gió" thổi bùng và hỗ trợ nhiệt huyết trong nghiên cứu khoa học. Hơn nữa, chính mối liên kết này tạo nên sự gắn bó chặt chẽ và hiệu quả của ba nhà, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và nhà nông với sự phát triển nông nghiệp hiện nay.

 


"Cầu nối" cho doanh nghiệp và nông dân

 

 

Nhà nông rất cần nhà khoa học, không chỉ trong trồng trọt và chăn nuôi mà còn trong tiêu thụ nông sản. Trên thực tế, vấn đề này còn nhiều khó khăn vì chưa có cơ chế cụ thể để khuyến khích. Tuy nhiên, những mô hình thành công ở một vài địa phương chính là bài học kinh nghiệm cho cả "ba nhà". Ðiển hình là việc sản xuất thanh long sạch theo tiêu chuẩn Euregrap của HTX Thanh Long Hàm Minh (Bình Thuận) hay nho Ba Mọi của ông Nguyễn Văn Mọi ở xã Phước Thuận, Ninh Phước, Ninh Thuận. Họ đã chủ động liên kết với các nhà khoa học, kỹ sư nông nghiệp để triển khai quy trình sản xuất an toàn. Ðó là chỉ sử dụng các chế phẩm sinh học, phân bón vi sinh, áp dụng biện pháp kỹ thuật an toàn... cho nên việc tiêu thụ dễ dàng, sản phẩm đạt giá trị kinh tế cao.

 


Doanh nghiệp muốn liên kết với nông dân để có nguồn cung cấp sản phẩm có chất lượng, sạch và ổn định không thể không có sự tham gia của các nhà khoa học. Họ được coi là "cầu nối" quan trọng cho sự liên kết này. Trên thực tế, nghiên cứu khoa học chỉ có thể "gặp" được sản xuất kinh doanh nếu đứng ở vị trí "đón đầu" các doanh nghiệp.
 

 

Ðược sự tài trợ của Chính phủ Hà Lan, từ năm 2005, khoa Nông học đã tiến hành Dự án Xây dựng chương trình đào tạo kỹ sư nghề làm vườn. Trong khuôn khổ của dự án, nhiều công ty, doanh nghiệp đã tham gia chương trình đào tạo. Chương trình đào tạo kỹ sư nghề làm vườn đã được Bộ Giáo dục và Ðào tạo phê duyệt và đưa vào đào tạo từ năm 2007.
 

 

Trong nhiều năm qua, Trường đại học Nông nghiệp Hà Nội đã xây dựng mối liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp trong lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực và nghiên cứu khoa học. Ðó là các doanh nghiệp: Tổng công ty Rau quả Việt Nam, Nông trường Quân đội 1A, Công ty Dâu tằm tơ Việt Nam, Công ty Chè Việt Nam, Tổng Công ty Mía đường Việt Nam, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Công ty thức ăn gia súc cao cấp Con Heo Vàng, Công ty Vật tư thuốc thú y Trung ương, Công ty CP GROUP, Công ty CANON Việt Nam, Công ty Hòa Phát, Công ty Cargill Việt Nam...
 

 

Với phương châm cùng ăn, cùng ở, cùng làm với bà con, thầy và trò của Trường đại học Nông nghiệp Hà Nội trở thành "cầu nối" giữa bà con với khoa học kỹ thuật, giúp nông dân nâng cao trình độ để tự quản lý đồng ruộng. Nếu doanh nghiệp tận dụng được lợi thế này sẽ giảm được giá thành sản phẩm, tạo lợi thế cạnh tranh mà các loại hình doanh nghiệp khác khó có được.

 


Nhà khoa học cần gì ở doanh nghiệp?

 


Trường đại học Nông nghiệp Hà Nội với bề dày lịch sử 52 năm có nhiều đóng góp phát triển kinh tế của nước nhà, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp, để lại những dấu ấn đáng tự hào. Tuy nhiên, trong thời kỳ đổi mới của đất nước, một trong những thách thức lớn của trường là khoa học công nghệ còn lạc hậu và chưa đáp ứng được nhu cầu kinh tế, xã hội. Trong khi đó, đa dạng hóa các nguồn lực đầu tư cho khoa học và công nghệ, huy động các thành phần kinh tế tham gia các hoạt động khoa học, công nghệ; đẩy mạnh hội nhập quốc tế trong lĩnh vực khoa học và công nghệ là chiến lược phát triển của nhiều trường đại học hiện nay tại Việt Nam. Các nhà khoa học cho rằng, các trường đại học ở các nước có trình độ khoa học công nghệ cao trên thế giới như Mỹ, Nga, Trung Quốc... thành lập các doanh nghiệp hoặc công viên khoa học.
 

 

PGS, TS Nguyễn Tất Cảnh, Trưởng phòng Khoa học Công nghệ và Hợp tác quốc tế của trường cho rằng, trong lĩnh vực nông nghiệp, việc nâng cao chất lượng và khả năng thương mại của các sản phẩm khoa học và công nghệ rất cần có nguồn đầu tư. Nếu được đầu tư thì giá trị của chúng lại tăng lên một cách đáng kể, nhất là trong điều kiện thị trường cho các sản phẩm nông nghiệp ngày càng mở rộng trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.

 


Tăng cường liên kết để phát triển nông nghiệp
 

 

Rõ ràng, liên kết giữa nhà khoa học, nông dân, doanh nghiệp trong sản xuất, tiêu thụ nông sản có lợi cho cả ba. Vấn đề là, cần thêm sự hỗ trợ của các cơ quan quản lý nhà nước để tập hợp lực lượng và đưa ra những giải pháp khoa học công nghệ, tạo môi trường thuận lợi cho các nhà khoa học hỗ trợ nông dân và doanh nghiệp có hiệu quả. PGS, TS Trần Ðức Viên, Hiệu trưởng Trường đại học Nông nghiệp Hà Nội cho biết: "Trường xác định các doanh nghiệp là địa bàn để giúp trường nghiên cứu, chuyển giao, đặt các cơ sở thực nghiệm nhằm gắn nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ với thực tiễn sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp".
 

 

Vào đầu năm 2009, Trường đại học Nông nghiệp phối hợp với Công ty Cổ phần 24h vừa thành lập Trung tâm hỗ trợ, tiếp thị sản phẩm nông nghiệp. Anh Nguyễn Thành Lưu, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần 24h cho biết: "Trung tâm sẽ tư vấn, hỗ trợ nông dân cách thức để có sản phẩm đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp, đồng thời tư vấn cho nông dân về giá cả, thủ tục pháp lý...". Nhà doanh nghiệp trẻ Võ Việt Dũng, Giám đốc Công ty Cổ phần thương mại và đầu tư Anh Dũng có kế hoạch đầu tư cho trường phòng thí nghiệm, nhà ở, nhà ăn cho sinh viên, bên cạnh các chương trình nghiên cứu công nghệ khác. Trường cũng "bắt tay" ngay vào việc mời các doanh nhân tham gia giảng dạy một số chuyên đề để giúp sinh viên tiếp cận nhanh hơn với thực tiễn sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài ra, các doanh nghiệp sẵn sàng cùng với nhà trường, các khoa chuyên môn tổ chức cho sinh viên thực tập, rèn nghề, nâng cao kỹ năng thực hành xã hội tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
 

 

Ðến tháng ba năm nay, Trường đại học Nông nghiệp Hà Nội sẽ tư liệu hóa các tiến bộ kỹ thuật bao gồm: giới thiệu chi tiết, địa bàn ứng dụng, nơi cung cấp, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật để các địa phương, các doanh nghiệp tham khảo và áp dụng trong điều kiện sản xuất cụ thể. Một số trung tâm của Trường đại học Nông nghiệp Hà Nội sẽ đi vào hoạt động với sự tham gia hỗ trợ của doanh nghiệp như Trung tâm giống ở huyện Lương Tài, Bắc Ninh, Trung tâm nghiên cứu bảo tồn và phát triển các cây ôn đới ở Sa Pa, Lào Cai và Trung tâm giống chăn nuôi trên diện tích 50 ha ở Hưng Yên. Chính các doanh nghiệp sẽ là các "vệ tinh" kết nối giúp tiêu thụ các sản phẩm cho nông dân.

( Theo báo điện tử Nhân dân)

  • Giáo sư - Tiến sĩ Trần Văn Thọ nói chuyện chuyên đề về “Con đường phát triển kinh tế Việt Nam”
  • Việt Nam có nguy cơ tái nghèo do suy thoái toàn cầu
  • DOANH NGHIỆP TRƯỚC CÁC GIẢI PHÁP KÍCH CẦU, HỖ TRỢ: Bài 2: Những kiến giải cần thiết
  • Nâng cao trọng trách của các tập đoàn kinh tế
  • Hiện hữu nguy cơ thiếu điện
  • Thách thức thời khủng hoảng
  • DOANH NGHIỆP TRƯỚC CÁC GIẢI PHÁP KÍCH CẦU, HỖ TRỢ: Doanh nghiệp phấn khởi nhưng còn thấp thỏm
  • Việt Nam trong nhóm có khả năng bị nghèo đói
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi