Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Giáo sư - Tiến sĩ Trần Văn Thọ nói chuyện chuyên đề về “Con đường phát triển kinh tế Việt Nam”

Sáng ngày 17-2, tại khách sạn Hoàng Anh Gia Lai, Giáo sư-Tiến sĩ Trần Văn Thọ (giảng viên Đại học Waseda, Nhật Bản) đã có buổi nói chuyện chuyên đề về: “Con đường phát triển kinh tế Việt Nam” với cán bộ Câu lạc bộ cán bộ trẻ và sinh viên của một số trường đại học trên địa bàn thành phố.
 

 Các đại biểu về dự buổi nói chuyện chuyên đề.

Tại buổi nói chuyện, Giáo sư Trần Văn Thọ đã giới thiệu quá trình phát triển kinh tế của một số quốc gia tiên tiến trên thế giới; qua đó rút ra các bài học kinh nghiệm để suy nghĩ về con đường phát triển của Việt Nam. Giáo sư cũng đã phân tích các giai đoạn phát triển kinh tế thế giới, các nhóm nước giàu nghèo, sự phát triển nhanh chóng của Hàn Quốc, Đài Loan trong khu vực Nam Á cũng như nguyên nhân vì sao có nhiều nước phát triển đã lâu nhưng vẫn trì trệ không đạt đến sự phát triển bền vững.
 
Trong bài nói chuyện của mình, Giáo sư nhấn mạnh về năng lực xã hội và yếu tố cơ chế trong phát triển kinh tế; trong đó ông phân tích các yếu tố cần thiết để cấu thành năng lực xã hội và chất lượng của cơ chế trong từng giai đoạn phát triển. Riêng về kinh tế Việt Nam, Giáo sư đã có những đánh giá tổng thể về quá trình phát triển chung và ghi nhận Việt Nam đã có sự phát triển tốt, khi cuộc sống của người dân được cải thiện, thực hiện được bước lớn trong xóa đói giảm nghèo, cải thiện được vị trí phát triển về kinh tế trên bản đồ thế giới.

Nhưng ông cũng tỏ ra băn khoăn khi phân tích Việt Nam còn thiếu nhiều tiền đề để vươn lên trở thành nước có nền kinh tế tiên tiến và những vấn đề cần được cải thiện hiện nay của Việt Nam như: Môi trường, sự chênh lệch giàu nghèo, quá trình phát triển chiếm thời gian quá lâu…

Giáo sư cũng đã phân tích những mục tiêu và con đường phát triển đến năm 2020 của Việt Nam cần phải giải quyết tốt các vấn đề như: Xóa hết đói nghèo, thực hiện sử dụng lao động, tạo năng lực cạnh tranh bằng cải thiện cơ cấu xuất khẩu, giảm nhập siêu; thay đổi các chiến lược phát triển, chuyển từ lượng sang chất, cải cách mạnh mẽ giáo dục, nghiên cứu khoa học và những vấn đề trước mắt về cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới hiện nay và các biện pháp đối phó.

Trong buổi nói chuyện, Giáo sư Trần Văn Thọ cũng đã dành thời gian đánh giá về Đà Nẵng và trao đổi với các đại biểu những vấn đề mà các nhà hoạch định chính sách kinh tế cần quan tâm như: Những yếu tố cần thiết để Đà Nẵng phát triển bền vững, trong đó vai trò quan trọng của cơ sở hạ tầng, giao thông, năng lực doanh nghiệp, năng lực cạnh tranh, các thủ tục hành chính cũng như việc mở rộng liên kết vùng để Đà Nẵng phát triển tốt.
  

( Theo báo điện tử Đà Nẵng)

  • Cơ hội liên kết “ba nhà” cho phát triển nông nghiệp
  • Việt Nam có nguy cơ tái nghèo do suy thoái toàn cầu
  • DOANH NGHIỆP TRƯỚC CÁC GIẢI PHÁP KÍCH CẦU, HỖ TRỢ: Bài 2: Những kiến giải cần thiết
  • Nâng cao trọng trách của các tập đoàn kinh tế
  • Hiện hữu nguy cơ thiếu điện
  • Thách thức thời khủng hoảng
  • DOANH NGHIỆP TRƯỚC CÁC GIẢI PHÁP KÍCH CẦU, HỖ TRỢ: Doanh nghiệp phấn khởi nhưng còn thấp thỏm
  • Việt Nam trong nhóm có khả năng bị nghèo đói
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi