Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Cơ hội phát triển kinh tế của Việt Nam

GS Tôm Ken-nơn (Tom Cannon), ÐH Li-vơ-pun (Anh), chuyên gia phát triển kinh tế chiến lược, cố vấn cao cấp của 30 tập đoàn xuyên quốc gia như American Express, Airbus... sẽ có chuyến thăm Việt Nam và thuyết trình về các vấn đề kinh tế tại Hà Nội (29-7) và TP Hồ Chí Minh (4-8). Chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn ông.

- Thưa GS Tom Cannon, ông suy nghĩ thế nào khi được đánh giá là "Nhà hoạch định chiến lược phát triển hàng đầu thế giới"?

 

GS Tom Cannon: Danh hiệu này là do những người chung quanh tặng cho tôi chứ bản thân tôi không làm nên danh hiệu đó. Việc tôn vinh đó có lẽ do tôi đã đặt tầm quan trọng vào sáng tạo và truyền thông, và tôi muốn tập trung ưu tiên vào việc tìm ra những giải pháp thiết thực đối với những vấn đề thế giới mà Việt Nam, các nước Ðông-Nam Á và thế giới ngày nay đang phải đối mặt. Tôi hài lòng được biết đã có những công ty, Chính phủ và nhân dân trên thế giới đã tin tưởng vào những lời tư vấn của tôi và đôi khi áp dụng những lời khuyên đó vào cuộc sống.

 

Về phương diện cá nhân thì tôi cho là các con và cháu của tôi là thành quả lớn nhất của mình. Trong lĩnh vực kinh doanh và kinh tế học, tôi có một vài thành công đáng kể: Là người khởi xướng một trong những Công viên  Khoa học đầu tiên của Anh quốc ở Xcốt-len; Phát triển chương trình "Kinh doanh có bằng cấp" đầu tiên ở châu Âu; Thiết lập mối quan hệ chặt chẽ giữa kinh doanh... Tôi cũng nghĩ mình là người tiên phong nghiên cứu về doanh nghiệp và vấn đề của doanh nghiệp trong các lĩnh vực kém thuận lợi... Tôi cũng là người nghiên cứu về vấn đề thành phố của các ý tưởng và vai trò; nghiên cứu về ảnh hưởng của tương tác xã hội và môi trường...

 

- Ông được tạc tượng và bức tượng đó đã được đặt tại trường Ðại học Gre-sam?

 

- Thường thì ở nước Anh phải qua đời mới được tạc tượng. Nhưng một số người đạt tới một địa vị nào đó cũng có thể được tạc tượng, nhưng rất hiếm. Tôi nghĩ vinh dự đó thuộc về khát vọng cao đẹp của nhân loại.

 

- GS có nhận xét gì về nhận xét "Thế giới sau khủng hoảng sẽ lắm khó khăn hơn, nhiều thách thức hơn nhưng cũng là cơ hội" và thế hệ doanh nhân trẻ sẽ phải đối mặt và phải quyết định nhiều vấn đề kinh tế và phát triển hoàn toàn mới và khác với cha anh mình?

 

- Về vấn đề này, tôi muốn nói rằng, khủng hoảng kinh tế toàn cầu là một phần của quá trình biến đổi sâu rộng tạo ra những thay đổi kinh tế cơ bản khắp thế giới. Ở mặt này nó là một phần của Cuộc cách mạng Công nghiệp lần thứ 3, cũng giống như Cuộc cách mạng Công nghiệp lần thứ nhất xảy ra 200 năm trước và Cuộc cách mạng Công nghiệp lần thứ 2 cách đây 100 năm. Mỗi cuộc cách mạng đều tạo ra những ngành kinh doanh mới, cách làm mới cũng như nguồn công ăn việc làm và sự thịnh vượng mới. Những quốc gia và doanh nghiệp nắm bắt và vận dụng được điều này đều thịnh vượng. Làm ngược lại sẽ nghèo nàn. Việt Nam cũng như thế giới, các doanh nhân nam hay nữ, trẻ hoặc già, đều phải đối mặt với những thách thức giống nhau và hầu hết họ đều học được những phương cách mới để đạt được thành công trong tương lai.

 

- Việt Nam không phải là "điểm nóng" của cuộc khủng hoảng toàn cầu, vậy điều gì đã khiến ông chọn đưa Việt Nam vào hành trình diễn thuyết của mình?

 

- Tôi lựa chọn Việt Nam vì nhiều nguyên nhân: Trước hết vì Việt Nam có những mối liên hệ duy nhất với châu Âu, châu Á, và Mỹ. Ðiều này đã khiến đất nước và nhân dân Việt Nam có được những lợi thế tiềm năng không chỉ hơn các nước khác ở Ðông-Nam Á mà còn hơn nhiều nước trên thế giới. Bên cạnh đó, Chính phủ Việt Nam đã cam kết cho việc phát triển giáo dục và phát triển tiềm năng của mọi người dân trên đất nước Việt Nam, điều này rất hiếm thấy. Thêm nữa, dân tộc Việt Nam trong quá khứ đã chứng minh có quyết tâm vượt qua mọi khó khăn và thách thức. Ðiều cuối cùng, là tài năng của con người Việt Nam đã được thể hiện ở bất kỳ nơi nào trên thế giới mà họ định cư.

 

- Xin trân trọng cảm ơn giáo sư.

(Theo Trần Kim Thành // Báo Nhân dân điện tử)

  • Mở đường đánh thức tiềm năng
  • Trung tâm nguyên phụ liệu dệt may, da giày: Chưa có thì mong, có rồi bỏ trống!
  • Rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính: Liều thuốc hữu hiệu
  • Nên tổ chức bộ máy lãnh đạo quy hoạch kiến trúc ra sao?
  • Vì sao vẫn khó xây nhà giá thấp?
  • Hải quan và doanh nghiệp: Thiếu tiếng nói chung
  • 7 tháng, tổng thu NSNN ước đạt 222.120 tỷ đồng
  • Chuyện quản lý : Ðể tránh những nghịch lý
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi