Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Công nghiệp có thể tăng tốc trở lại từ tháng 10?

Sức cầu tạo nên từ tiêu dùng và đầu tư cao hơn theo quy luật thị trường cuối năm có thể tiếp thêm hỗ lực cho công nghiệp.

Trong toàn bộ quý 3/2010, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp theo tháng trượt dài xuống gần mốc 0% nhưng đột ngột được dự báo sẽ tăng tốc trở lại trong tháng 10. Kịch bản này có hiện thực trước mùa tiêu dùng và đầu tư cuối năm?

Tăng trưởng thấp dần


Giá trị sản xuất công nghiệp tháng 10/2010 ước đạt gần 72,1 nghìn tỷ đồng, tăng 4% so với tháng 9 và tăng 13,5% so cùng kỳ, đưa chỉ tiêu này của 10 tháng năm 2010 lên mức trên 645,6 nghìn tỷ đồng, tăng 13,7% so với cùng kỳ năm 2009.

Trong báo cáo của Vụ Kinh tế Công nghiệp (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), con số trên cao hơn 1,7 điểm phần trăm so với kế hoạch cả năm, tăng 12%.

Tuy nhiên, Tổng cục Thống kê cho rằng: “Sản xuất công nghiệp tháng 10 so với cùng kỳ năm trước có xu hướng giảm nhẹ, thấp hơn 0,2 điểm % so với tốc độ tăng của 10 tháng”. Nguyên nhân, theo Tổng cục Thống kê, là do một số sản phẩm có giá trị lớn sản xuất tháng 10 giảm hoặc tăng thấp làm chậm lại tốc độ tăng chung của toàn ngành công nghiệp.

Vụ Kinh tế Công nghiệp lưu ý, sản phẩm chiếm tỷ trọng lớn trong ngành công nghiệp là dầu thô khai thác lại giảm so với cùng kỳ, nguyên nhân do giới hạn kỹ thuật của các mỏ.

Cùng với dầu thô, khai thác than 10 tháng qua chỉ đạt 3,5 triệu tấn, giảm 16,1% so với cùng kỳ. Tương tự, giá trị sản xuất mặt hàng ti vi giảm 35,3%; gạch lát ceramic giảm 19,3%; giày, dép, ủng giảm 13,8%; lốp ôtô, máy kéo giảm 10,3%; phân hóa học giảm 8,5%...

Nhìn vào mức tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp theo tháng, trong 3 tháng quý 3/2010 chỉ tiêu này trượt dài từ mức tăng 3,4% trong tháng 7, xuống 1% trong tháng 8 và chỉ tăng 0,3% trong tháng 9.

Với chỉ số phát triển công nghiệp IIP, diễn biến trên cũng thể hiện khi toàn bộ quý 3, chỉ số này trong tháng 9 giảm tốc so với tháng 8.

Tuy nhiên, tháng 10 đang được dự báo sẽ có sự đổi chiều khi sản xuất công nghiệp tăng tốc trở lại, thậm chí có thể đạt mức tăng khá cao so với tháng 9.

Tìm động lực cho tăng trưởng quý 4

Đã có những dấu hiệu tích cực hơn xuất hiện từ tháng 9. Bộ 3 chỉ số quan trọng của ngành công nghiệp chế biến, lĩnh vực chiếm tới 90% giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp, đang tạo nền tảng tốt hơn cho công nghiệp trước khi bước vào quý cuối cùng của năm nay.

Trên biểu đồ, đường biểu diễn chỉ số phát triển sản xuất và tiêu thụ so với cùng kỳ đã thấy xuất hiện hướng đi lên trong tháng 9, trong khi chỉ số tồn kho công nghiệp chế biến hướng xuống dưới.

Sau 3 tháng liên tiếp chỉ số tồn kho đứng ở mức 37-38% so với cùng kỳ, vào ngày 1/10, chỉ số này đã thấp hơn 7,3 điểm phần trăm so với cách đó 1 tháng, chỉ còn tăng tương ứng 30,2%. Đây là một biểu hiện của việc nhiều sản phẩm công nghiệp chế biến đã bắt đầu có thêm “room” để tăng tốc trở lại.


Về động lực thúc đẩy cho sản xuất công nghiệp, trong 6 tháng gần đây, tăng trưởng tổng mức bán lẻ đến tháng báo cáo liên tục giảm so với cùng kỳ, chốt lại ở mức tămg 25,1% của 10 tháng năm 2010.

Trong khi đó, mức tăng tổng mức bán lẻ theo tháng thậm chí còn thấp hơn tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng tại tháng 9 và chỉ cao hơn rất ít trong  tháng 10.

Nếu loại trừ yếu tố giá, tổng mức bán lẻ 10 tháng năm 2010 còn tăng 15%, thấp hơn mức tăng của chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp chế biến. Dường như, đây vẫn chưa phải động lực để đẩy công nghiệp tăng tốc.

Trong khi đó, trong 6 tháng gần đây, kim ngạch xuất khẩu đều vượt 6 tỷ USD và nhiều khả năng còn tiếp tục duy trì trong các tháng cuối năm nay.

Tuy nhiên, theo Vụ Kinh tế Công nghiệp, trong 10 tháng đầu năm 2010 giá cả xuất khẩu tăng (than đá tăng 55,8%, dầu thô tăng 35,1%, cao su tăng 82,1%...) cũng là yếu tố quan trọng góp phần hỗ trợ cho kim ngạch xuất khẩu. Trên thực tế, khối lượng nhiều mặt hàng công nghiệp xuất khẩu chủ lực tăng thấp, thậm chí giảm.

Liệu tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp tháng 10 có đạt mức ước tính 4% so với tháng 9 và chỉ số IIP tương ứng tăng 5,8%, như Tổng cục Thống kê dự báo? Hay một lần nữa, các chỉ tiêu này lại điều chỉnh như 2 tháng gần đây, xu hướng tăng mạnh trở lại tiếp tục không hiện thực?

Vốn đầu tư toàn xã hội, theo ước tính vào khoảng 42% GDP, đã có dấu hiệu tăng mạnh trở lại trong quý 3, đưa con số này từ mức tăng 13,4% trong 6 tháng đầu năm so với cùng kỳ lên 19,8% trong 9 tháng. Với độ trễ nào đó, đây có thể là động lực mới cho công nghiệp tăng tốc trong quý 4/2010.

Hơn nữa, sức cầu tạo nên từ tiêu dùng và đầu tư cao hơn theo quy luật thị trường cuối năm có thể tiếp thêm hỗ lực cho công nghiệp trong giai đoạn cuối năm để hoàn thành kế hoạch.

(NDHMoney)

  • Lợi gì khi cùng Hoa Kỳ tham gia Hiệp định TPP?
  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Doanh nghiệp vừa và nhỏ: Nhỏ mà đóng góp lớn
  • “Điệp khúc” kêu lỗ của ngành điện: Đừng đổ lỗi cho... thời tiết
  • Giám sát, rồi sau đó?
  • Làng Việt kiều Lào
  • TPHCM: Nhiều bệnh viện chưa xây hệ thống xử lý nước thải
  • Cần đầu tư mạnh mẽ và tương xứng hơn cho “tam nông”
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi