Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Doanh nghiệp vừa và nhỏ: Nhỏ mà đóng góp lớn

Cùng với chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều thành phần của Đảng và Nhà nước, doanh nghiệp (DN) tư nhân, mà chủ yếu là DN vừa và nhỏ ở nước ta ngày càng phát triển, đóng góp đáng kể vào sự nghiệp chấn hưng kinh tế đất nước.

Đến nay, cả nước ta có khoảng 500.000 DN được thành lập với số vốn đăng kí lên gần 2.313.857 tỉ đồng (tương đương 121 tỉ USD). Đó là chưa kể trên 3 triệu hộ kinh doanh thương mại.

Trong tổng số DN ấy có tới 97% quy mô vừa và nhỏ, mà chủ yếu là DN tư nhân. Các DN vừa và nhỏ sử dụng 50,1% lao động xã hội và đóng góp hơn 40% GDP cả nước. Nếu tính cả 133.000 HTX, trang trại và các hộ kinh doanh cá thể thì khu vực này đóng góp vào tăng trưởng tới 60% GDP.

Sự phát triển của DN vừa và nhỏ trong 20 năm đổi mới là hết sức to lớn. Từ chỗ bị kì thị, phân biệt đối xử, DN tư nhân đã xác lập được vị thế trong công cuộc chấn hưng nền kinh tế đất nước.

Điều này không chỉ đúng ở Việt Nam mà ngay cả các nước trong khu vực và thế giới. Ngay ở Mỹ, DN vừa và nhỏ chiếm 99,7% tổng số DN, sử dụng 53% lực lượng lao động, hàng năm tạo ra thêm 20 triệu chỗ làm, đóng góp 50% GDP và 55% các sáng tạo kĩ thuật sáng chế, phát minh. 53% DN có trụ sở chính đặt tại nhà mình.

Các DN vừa và nhỏ ở Việt Nam có quy mô rất… nhỏ. DN vừa cũng chỉ có số vốn từ 20 - 100 tỉ đồng (tương đương 1 - 5 triệu USD) sử dụng cao nhất 300 lao động; còn DN nhỏ chỉ có vốn nhiều nhất 20 tỉ đồng, sử dụng nhiều nhất 200 lao động… Dù vậy, các DN vừa và nhỏ, đặc biệt ở khu vực tư nhân có hiệu quả đầu tư cao hơn rất nhiều so với DN Nhà nước và DN có vốn đầu tư nước ngoài. Để tạo 1 đơn vị giá trị GDP, khu vực kinh tế tư nhân chỉ cần 3,74 đơn vị đầu tư, trong khi khu vực Nhà nước cần 8,28 đơn vị và DN khu vực FDI cần 4,99 đơn vị.

Doanh thu trên tổng số tài sản khu vực tư nhân cũng cao hơn các khu vực khác. Trong khi DN tư nhân 1 tỉ đồng tài sản tạo ra 1,18 tỉ đồng doanh thu thì khu vực DN Nhà nước chỉ tạo ra 0,80 tỉ đồng và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tạo ra 0,89 tỉ đồng.

Trong khủng hoảng càng nhỏ, càng khỏe

Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới từ năm 2008 đến nay đã làm sụp đổ nhiều DN có bề dày kinh doanh hàng trăm năm, có vốn liếng hàng trăm tỉ USD. Ngay ở Việt Nam, không ít tập đoàn, tổng công ty lớn của Nhà nước lao đao, có tập đoàn trên bờ vực phá sản mà điển hình là Tập đoàn Vinashin.

Trong tổng số 2.543 DN vừa và nhỏ được khảo sát, số DN vừa chịu tác động nhiều nhất (tỉ lệ trả lời có là 83,4%), kế đó là DN nhỏ 78,4% và siêu nhỏ là 58%. Xét theo loại hình thì các công ty TNHH chịu ảnh hưởng ít nhất (57,8). Một điều đáng chú ý là trong khi các DN vừa kêu rằng cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới gây khó khăn cho họ thì có 12% DN nhỏ cho rằng cuộc khủng hoảng này có lợi cho họ do các đối thủ của họ bị suy giảm năng lực cạnh tranh, do đầu vào của nguyên liệu rẻ hơn, đặc biệt Chính phủ có những chính sách hỗ trợ họ. Cũng như những con thuyền nhỏ có thể dễ luồn lách xoay trở hơn nhưng cũng dễ bị sóng to nhấn chìm. Vì thế, 19,4% DN phải tạm ngưng hoạt động trong giai đoạn khủng hoảng, có những DN phải ngưng vì giải phóng mặt bằng, vì những quy định mới về môi trường…

Trong khủng hoảng, tỉ lệ DN vừa và nhỏ trụ lại được là 91,6% cũng là tỉ lệ phổ biến ở các quốc gia đang phát triển.

Cần có vị trí xứng đáng hơn trong chiến lược phát triển

Vai trò của các DN tư nhân, DN vừa và nhỏ đã được khẳng định trong 20 năm đổi mới. Trong chiến lược phát triển kinh tế đất nước giai đoạn từ 2011 - 2020, cần xác định rõ hơn vị trí của thành phần kinh tế này cũng như quy mô của nó. Những thống kê ở các nước có nền kinh tế phát triển mà chúng tôi nêu phần trên cho thấy, ngay ở những nền kinh tế đó vai trò, vị trí của DN vừa và nhỏ (đương nhiên là tư nhân) rất quan trọng. Nếu so sánh mức đầu tư xã hội, hiệu quả kinh doanh và tạo việc làm cho xã hội giữa DN nhà nước và DN tư nhân cũng thấy rõ giá trị của DN tư nhân. DN nhà nước được đầu tư 50% tổng đầu tư xã hội nhưng tổng doanh thu chỉ chiếm 31,5% trong tổng thu của DN trong cả nước (số liệu 2008), thuế thu nhập DN chỉ chiếm 7% tổng thu ngân sách và chỉ tạo ra 4,4% việc làm cho toàn xã hội. Mỗi năm nước ta cần có thêm 1,2-1,5 triệu chỗ làm. Giải quyết vấn đề này ngoài đưa đi lao động nước ngoài, cái quan trọng là phải phát triển sản xuất kinh doanh trong nước. Vì thế, vai trò của DN là rất lớn và cách tốt nhất là phát triển DN vừa và nhỏ. Trong khi mỗi năm ta mới có thêm từ 65-70 nghìn việc làm. Chi phí tạo một chỗ làm mới của DN nhà nước tới 436,5 triệu đồng, nhưng DN tư nhân chỉ hết 224,4 triệu đồng, rẻ gần một nửa.

DN vừa và nhỏ Việt Nam nếu đặt đúng vị trí, được đối xử bình đẳng như các DN Nhà nước thì sẽ phát huy sức mạnh không hề nhỏ, cống hiến ngày càng lớn và không ngừng mở rộng quy mô.

(Người cao tuổi)

  • “Điệp khúc” kêu lỗ của ngành điện: Đừng đổ lỗi cho... thời tiết
  • Giám sát, rồi sau đó?
  • Làng Việt kiều Lào
  • TPHCM: Nhiều bệnh viện chưa xây hệ thống xử lý nước thải
  • Cần đầu tư mạnh mẽ và tương xứng hơn cho “tam nông”
  • Có nên xã hội hóa dịch vụ công?
  • Nói nhiều, làm ít
  • Doanh nghiệp nhà nước không đủ năng lực đóng vai trò chủ đạo
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi