Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Làng Việt kiều Lào

Một góc “làng biệt thự” ở Diễn Tháp hôm nay. Ảnh: P.S
Một góc “làng biệt thự” ở Diễn Tháp hôm nay. Ảnh: P.S.

Vùng quê Diễn Tháp, thuộc huyện Diễn Châu, Nghệ An được mệnh danh là “xã Việt kiều Lào”. Nơi đây còn có các tên gọi khác như “làng biệt thự”, “phố đồng quê” hay “làng đồng nát”… Về Diễn Tháp, dễ thấy sự đổi thay ở vùng đất này.

Ấn tượng đầu tiên khi đặt chân đến Diễn Tháp là hàng chục chiếc xế hộp láng coóng nối đuôi nhau đậu san sát hai bên đường 205 (trục đường chính của xã); là những ngôi nhà cao tầng lừng lững vươn lên không trung.

Tính đến thời điểm này, xã Diễn Tháp đã có gần năm chục chiếc ôtô đẹp ở địa phương và còn khoảng trên một trăm chiếc xe của người Diễn Tháp đang hoạt động tại Lào. Trong đó, cái bèo nhất có giá khoảng 500 triệu đồng, còn lại đều hàng khủng, thậm chí một số đại gia còn xài xế hộp hạng sang có giá trên 2,5 tỷ đồng.

Ông Chu Cao Nguyên (nguyên Chủ tịch UBND xã Diễn Tháp) cho biết, kinh tế của địa phương phát triển như ngày hôm nay là do lượng lao động sang Lào làm việc hằng năm tăng mạnh, dẫn đến lượng kiều hối gửi về xây dựng quê hương cũng ngày một nhiều thêm. Trước đây, Diễn Tháp là xã thuần nông, ngoài việc quăng quật với đồng ruộng thì một bộ phận người dân tranh thủ lúc nông nhàn để phát triển nghề đúc đồng truyền thống.

Cũng nhờ đúc đồng, một số người sang tận Lào tìm mua nguyên liệu khi khan hiếm đã nhận thấy nhu cầu về tiêu thụ các sản phẩm sinh hoạt của người Lào nên đã nắm bắt thời cơ, chuyển từ buôn bán phế liệu sang kinh doanh vật phẩm. Dần dà, phong trào sang Lào làm ăn đã trở thành xu thế mới của người dân Diễn Tháp cũng như một số địa phương lân cận ở vùng quê Diễn Châu.

Cũng theo ông Chu Cao Nguyên, hiện toàn xã có gần 3.000 lao động phổ thông thì già nửa là mưu sinh ở xứ sở Triệu Voi, số còn lại cũng lập các đại lý, thu gom phế liệu, đầu mối để trao đổi hàng hóa, chỉ có một bộ phận rất ít sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi.

Tính trên đầu ngón tay, cả xã có khoảng 60 đại lý chuyên cung ứng các mặt hàng cần thiết phục vụ nhu cầu sinh hoạt cho người dân trong xã đi buôn bán ở nước bạn Lào. Hằng ngày, từ xã có 3 chuyến xe ngược xuôi sang Lào và 40 chiếc xe tải ra vào để chở hàng.

Toàn xã Diễn Tháp có khoảng 1.050 hộ thì có đến 430 hộ giàu, còn hộ khá giả thì nhiều vô kể. Diễn Tháp cũng có khoảng trên 200 ngôi biệt thự cao tầng được thiết kế cầu kỳ, hiện đại, nội ngoại thất khá sang trọng. Trong đó, có không ít ngôi nhà là của những người trẻ, có người mới hơn 30 tuổi đã sở hữu trong tay hàng chục tỷ đồng từ sự năng động và táo bạo của mình.

Năm 1998, anh Nguyễn Hồng Sơn (SN 1980), đang học lớp 9 trường làng thì bỏ ngang để theo chúng bạn sang Lào hành nghề buôn đồng nát. Hơn 10 năm bám trụ với nghề, khởi đầu là chiếc xe đạp cà tàng buộc mấy cái xoong hư, chảo thủng chạy xuyên biên giới. Đến nay, Sơn đã có một cơ ngơi bề thế mà đến cả dân thành phố cũng phải mơ ước.

Cũng nằm lừng lững trên mặt phố, ngay ngã tư trung tâm xã là ngôi nhà 3 tầng của anh em Hoàng Văn Thắng và Hoàng Văn Bình. Đây là những ông chủ sớm mở đường cho phong trào sang Lào lập nghiệp và thành danh trên nước bạn. Những ngôi nhà kiểu như của anh Sơn hay anh em nhà Thắng - Bình, ở Diễn Tháp khá nhiều. Có những ngôi biệt thự xây xong, gia chủ sắm sửa đầy đủ nội thất rồi khóa cửa để đấy vì vợ chồng, con cái còn bận đi làm ăn xa, dăm bữa nửa tháng ghé bốc hàng mới tranh thủ về được lúc rồi lại tất bật ngược xuôi.

Điều đáng nói nữa: Xưa nay, các tệ nạn như trộm cắp vặt, đánh bài ăn tiền đến ma túy… đều chưa từng xảy ra trong suốt hơn chục năm nay. Sống trong môi trường đủ đầy về vật chất nhưng con em Diễn Tháp vẫn phát huy đức tính cần cù, siêng năng và nuôi ý chí thăng tiến của mình.

Hằng năm, xã có trên dưới hai chục em vào đại học, cao đẳng. Đáng mừng hơn, người Diễn Tháp xa quê khi trở về, dù ít nhiều cũng đều tự nguyện góp một phần kinh phí để xây dựng quê hương.

(Theo Phan Sáng - Thiên Thảo // Tienphong Online)

  • TPHCM: Nhiều bệnh viện chưa xây hệ thống xử lý nước thải
  • Cần đầu tư mạnh mẽ và tương xứng hơn cho “tam nông”
  • Có nên xã hội hóa dịch vụ công?
  • Nói nhiều, làm ít
  • Doanh nghiệp nhà nước không đủ năng lực đóng vai trò chủ đạo
  • Người nghèo sẽ nhiều hơn?
  • Kẻ khổng lồ bên cạnh ta: Trung Quốc có đi theo vết xe đổ của Nhật?
  • Đại lí làm thủ tục hải quan: Chưa hiệu quả
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi