Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

TPHCM: Nhiều bệnh viện chưa xây hệ thống xử lý nước thải

Nhiều bệnh viện lớn tại TPHCM mặc dù hoạt động nhiều năm nay nhưng vẫn chưa xây dựng hệ thống xử lý nước thải y tế, hoặc đã có hệ thống nhưng xử lý chưa đạt tiêu chuẩn môi trường.

Thông tin trên được Sở Tài nguyên và Môi trường TPHCM báo cáo với Ban Kinh tế ngân sách, HĐND thành phố tại cuộc họp giám sát về bảo vệ môi trường diễn ra hôm 20-10.

Theo ông Nguyễn Văn Phước, Phó giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, hiện thành phố có tổng cộng 113 bệnh viện mỗi ngày thải khoảng 23.000 m3 nước thải nhưng có đến 23 bệnh viện chưa có hệ thống xử lý nước thải, 41 bệnh viện đã có hệ thống nhưng lại xử lý chưa đạt tiêu chuẩn môi trường.

Theo đó, một số bệnh viện lớn vẫn chưa có hệ thống xử lý nước thải y tế gồm Bệnh viện Nhân dân 115, Bệnh viện Nhi đồng 1, Bệnh viện Hùng Vương, …

Một số bệnh viện khác mặc dù hoạt động đã lâu nhưng vẫn đang trong giai đoạn lập dự án xây dựng, cải tạo hệ thống xử lý nước thải như Bệnh viện Nguyễn Trãi, Bệnh viện đa khoa Sài Gòn, Bệnh viện Da liễu, Bệnh viện Ung bướu, Viện tim, Bệnh viện cấp cứu Trưng Vương, Bệnh viện Nhi đồng 2, Bệnh viện Từ Dũ …

Liên quan đến việc xử lý 37 cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên địa bàn thành phố theo Quyết định 64/2003/QĐ-TTg được Chính phủ phê duyệt năm 2003, ông Phước cho biết đến nay vẫn còn 7 doanh nghiệp vẫn chưa xử lý ô nhiễm triệt để.

Các doanh nghiệp trên gồm Nhà máy xi măng Hà Tiên, Công ty liên doanh TNHH Tole Posvina, Công ty TNHH Việt Thắng Jeans, Nhà máy thuốc lá Sài Gòn, Nhà máy thuốc lá Vĩnh Hội, Nhà máy bia Sài Gòn và Nhà máy đóng tàu Ba Son.

Ông Phước cho hay sở đã triển khai nhiều giải pháp buộc các doanh nghiệp này chấp hành nghiêm việc khắc phục ô nhiễm. Chẳng hạn như vừa qua, thành phố đã buộc Nhà máy Bia Sài Gòn giảm công suất từ 1 triệu lít/năm xuống còn 500.000 lít/năm để khắc phục công đoạn sản xuất gây ô nhiễm.

Theo ông Huỳnh Công Hùng, Phó Ban Kinh tế ngân sách thuộc HĐND thành phố, suốt 7 năm trời mà vẫn chưa xử lý xong nổi 7 doanh nghiệp gây ô nhiễm nghiêm trọng là quá chậm, nguyên nhân có thể do những bất cập về quản lý môi trường của thành phố.

Ông Hùng nêu trường hợp Công ty TNHH Việt Thắng Jeans ở quận 9, mặc dù đã bị xử phạt nhiều lần do gây ô nhiễm (chủ yếu từ công đoạn nhuộm), nhưng doanh nghiệp này vẫn “tranh thủ” xả nước thải chưa xử lý ra sông Rạch Chiếc lúc trời mưa, nguồn nước độc hại từ dây chuyền nhuộm theo đó đổ ra sông Sài Gòn.

(Theo Thời báo kinh tế Sài Gòn)

  • Cần đầu tư mạnh mẽ và tương xứng hơn cho “tam nông”
  • Có nên xã hội hóa dịch vụ công?
  • Nói nhiều, làm ít
  • Doanh nghiệp nhà nước không đủ năng lực đóng vai trò chủ đạo
  • Người nghèo sẽ nhiều hơn?
  • Kẻ khổng lồ bên cạnh ta: Trung Quốc có đi theo vết xe đổ của Nhật?
  • Đại lí làm thủ tục hải quan: Chưa hiệu quả
  • Việt Nam chưa có chuyên gia tính toán
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi