Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

“Điệp khúc” kêu lỗ của ngành điện: Đừng đổ lỗi cho... thời tiết

Thời tiết bất thường, hạn hán kéo dài khiến các hồ thuỷ điện cạn nước, các dự án thuỷ điện chậm tiến độ ... là những “điệp khúc” mà Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) nhắc đi nhắc lại trong “bài ca” thiếu điện. Để rồi, kết cục là, EVN kêu lỗ tới 6.500 tỷ đồng vì phải huy động hết công suất các nguồn chạy dầu có giá thành cao gấp 3-4 lần giá bán điện bình quân.
 
EVN kêu lỗ tới 6.500 tỷ đồng


Bộ Công thương cho biết, trong năm 2010, sản lượng điện sản xuất và mua ngoài đạt 97,01 tỷ kWh, cao hơn so với kế hoạch đặt ra trước đó là 4 tỷ kWh. Sản lượng điện thương phẩm đạt 85,41 tỷ kWh. Công suất tăng thêm trong năm đạt khoảng hơn 2.000 MW. Mục tiêu trong năm 2011 của ngành điện là nâng tổng công suất lên thêm hơn 2.000 MW, đảm bảo điện cho sản xuất và nhu cầu thiết yếu của nhân dân, đặc biệt là mùa khô năm năm tới ở miền Bắc. 9 tháng qua, tình hình thủy văn trên hầu hết các hệ thống sông đều ở mức cạn kiệt, các hồ thuỷ điện luôn ở tình trạng cận kề mực nước chết. Tính đến đầu tháng 10, tổng lượng nước về các hồ thủy điện giảm 34,19 tỉ m3 so với cùng kỳ năm 2009, làm giảm sản lượng thủy điện khai thác trong 9 tháng khoảng 2,17 tỉ kWh.

Bên cạnh đó, sự chậm trễ của các dự án điện cũng là một trong những lý do mà EVN đưa ra cho “bài ca” thiếu điện của mình. Trong tổng sơ đồ VI, có tới trên 30 nhà máy vẫn đang trong thời gian... thi công. Đơn cử như thuỷ điện Huội Quảng (Lai Châu) phải đến năm 2014 mới có thể vận hành, chậm 28 tháng so với kế hoạch; hầu hết các nhà máy nhiệt điện đều bị chậm tiến độ như Hải Phòng 1, Hải Phòng 2, Nhiệt điện Quảng Ninh 1...

Trong khi đó, phụ tải vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng cao ở mức 14,83% so với cùng kỳ. Và để khắc phục thiếu hụt nguồn thủy điện ở mức trầm trọng với các nguồn nhiệt điện chạy than mới hoạt động chưa ổn định và thường xuyên bị sự cố, EVN cùng các doanh nghiệp khác như Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tập đoàn Than - Khoáng sản... đã cố gắng để cung ứng điện cho xã hội ở mức tối đa có thể. Kết cục là, EVN kêu lỗ nặng khoảng 6.500 tỷ đồng vì đã phải huy động hết các công suất nguồn chạy dầu với giá thành “cao chót vót”.
 
EVN xem lại cách làm ăn

Tại cuộc giao ban kinh tế - xã hội tháng 9 và 9 tháng năm 2010 của Bộ Công thương với các ngành liên quan, Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng đã tiếp tục nhắc lại rằng, việc thiếu điện trong thời gian qua không thể đổ lỗi toàn bộ cho thời tiết, cho khí tượng thuỷ văn, mà một nguyên nhân không kém phần quan trọng là do các công trình trong tổng sơ đồ VI chậm tiến độ. Một lần nữa, Bộ trưởng Hoàng yêu cầu đẩy mạnh tiến độ các dự án; ngành điện cần tập trung khắc phục khó khăn, sớm đưa các nhà máy nhiệt điện đang sửa chữa vào vận hành; theo dõi sát lượng nước về các hồ thuỷ điện, có kế hoạch cụ thể về phương án tích nước, đảm bảo vận hành thủy điện trước mắt cũng như kế hoạch sản xuất điện cho năm sau. Bộ trưởng dự báo, năm 2011 cả nước sẽ cần 110 tỷ kWh, trong đó 90 tỷ kWh dành cho sản xuất. Bởi vậy, rất cần sự vận hành của các công trình, các nhà máy nhiệt điện trong tổng sơ đồ VI.

Tuy nhiên, dư luận vẫn băn khoăn về việc, EVN kêu lỗ, thiếu vốn để sản xuất, nhưng EVN vẫn dành hàng ngàn tỷ đồng đầu tư ra ngoài ngành, từ viễn thông đến bất động sản... (?). Kêu các dự án thủy điện chậm tiến độ, sao vẫn sử dụng các nhà thầu kém năng lực, công nghệ thấp, không tạo điều kiện cho sự tham gia của các nhà thầu phụ Việt Nam cũng như người lao động Việt Nam, giá bỏ thầu tuy rẻ (thực ra là thấp nhất, thậm chí chỉ bằng ½ so với nhà thầu khác) song lại thường xuyên yêu cầu tăng dự toán và khó có thể nói là rẻ nếu so với chi phí vô hình do không đảm bảo tiến độ... Bởi vậy, nhiều ý kiến cho rằng, trước khi đổ lỗi cho thời tiết, thuỷ điện... trước khi kêu lỗ, EVN cần phải xem lại mình trước đã!

(Báo Đại Đoàn Kết)

  • Giám sát, rồi sau đó?
  • Làng Việt kiều Lào
  • TPHCM: Nhiều bệnh viện chưa xây hệ thống xử lý nước thải
  • Cần đầu tư mạnh mẽ và tương xứng hơn cho “tam nông”
  • Có nên xã hội hóa dịch vụ công?
  • Nói nhiều, làm ít
  • Doanh nghiệp nhà nước không đủ năng lực đóng vai trò chủ đạo
  • Người nghèo sẽ nhiều hơn?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi