Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

CPI 7% bất khả thi?

Năm nay giữ mức tăng giá tiêu dùng (CPI) dưới 7% là rất khó. Nếu giữ được mức tăng giá dưới hai con số thì đó là một thành công rất lớn của Chính phủ.

Phó tổng cục trưởng Tổng cục thống kê Nguyễn Bích Lâm đã nhấn mạnh điểm này khi trao đổi vềì mục tiêu kiềm chế chỉ số giá tiêu dùng trong năm nay.

Phó tổng cục trưởng Tổng cục thống kê nêu rõ, mức lạm phát trong 3 tháng đầu năm là 6,12%. Đây là mức tăng cao. Bình thường thì chỉ số giá tháng 3 hàng năm sẽ giảm vì là thời điểm sau Tết. Nhưng tháng 3 năm nay, với đặc thù là chúng ta thực hiện tăng giá xăng dầu và do một số yếu tố khác từ bên ngoài tác động nên chỉ số giá tăng rất cao, riêng trong tháng 3 tăng 2,17%. Đây là hiện tượng khá đặc biệt so với mọi năm. Vừa rồi, Chính phủ tăng giá xăng dầu thêm lần nữa. Điều này khiến chỉ số giá trong tháng 4 sẽ tăng ở mức cao.  Trong tháng 5 sẽ tăng lương nhưng tăng lương ảnh hưởng không nhiều như tăng giá xăng dầu. Thì trong quý II mức tăng giá sẽ vẫn ở mức cao nhưng sẽ giảm dần theo các tháng.

Theo Phó tổng cục trưởng Tổng cục thống kê Nguyễn Bích Lâm, yếu tố lạm phát trong thời gian qua chủ yếu là yếu tố tiền tệ. Thực hiện Nghị quyết 11 của Chính phủ thì yếu tố tiền tệ sẽ được chế ngự. Tuy nhiên, có một yếu tố cần quan tâm là giá bán sản phẩm của các doanh nghiệp. Giới doanh nghiệp cần phải tính toán lại và hạch toán đúng chi phí sản xuất tránh tình trạng hạch toán sai để nâng giá thành sản phẩm. Qua kết quả điều tra của chúng tôi về chi phí sản xuất trong thời kỳ 5 năm vừa qua, tỷ lệ chi phí trung gian trong nền kinh tế tăng khá cao. Đây là một hiện tượng không lành mạnh trong hoạt động sản xuất. Tỷ lệ chi phí trung gian giai đoạn trước là 62% thì hiện nay đã tăng lên 66%. Nếu các doanh nghiệp hạch toán tốt giảm chi phí sản xuất, đồng thời có những kiểm soát tốt thì giá thành sản phẩm sẽ hạ. Bên cạnh đó, phải có các chính sách quản lý tốt giá các sản phẩm bán trên thị trường mới kiểm soát tốt được lạm phát. Vừa rồi, giá thuốc đặt ra mức trần rất cao, cho nên thực tế hiện nay các doanh nghiệp thoải mái tăng giá thuốc mà vẫn chưa tăng đến mức giá trần đó.

Phó tổng cục trưởng Tổng cục thống kê Nguyễn Bích Lâm cho rằng, với các chính sách hiện nay, các nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, nền kinh tế Việt Nam có những nét rất đặc thù, và không hẳn là theo các quy luật kinh tế. Thực tế nguồn vốn tự có của khu vực doanh nghiệp và nguồn vốn tự có của khu vực dân cư rất là rất lớn. Để các hoạt động sản xuất đầu tư và tình hình lạm phát tốt lên chúng cần phải triển khai hiệu quả Nghị quyết 11 của Chính phủ.

Theo Phó tổng cục trưởng Tổng cục thống kê, tình hình kinh tế quý I năm 2011 diễn ra trong bối cảnh có rất nhiều khó khăn và thách thức. Giá cả hàng hóa chủ yếu của thị trường thế giới biến động theo chiều hướng tăng. Một số nền kinh tế mặc dù đã phục hồi sau khủng hoảng tài chính toàn cầu nhưng còn tiềm ẩn nhiều biến động và rủi ro. Trong nước tình hình thời tiết, giá cả, lạm phát tăng cao là những thách thức không nhỏ đối với sản xuất kinh doanh và ảnh hưởng tới đời sống của người dân. Trong điều kiện như thế, mức tăng GDP của chúng ta là 5,43%, có giảm so với mức 5,84% của năm trước nhưng đây là một thành tích đáng khích lệ. Khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,05% khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 5,47%. Khu vực dịch vụ tăng 6,28%. Đây là bức tranh chung về kết quả sản xuất kinh doanh của 3 tháng đầu năm 2011.

Phó tổng cục trưởng Tổng cục thống kê cũng nêu rõ, trong mức tăng trưởng 5,43%, nông nghiệp đóng góp 0,24%, ngành công nghiệp xây dựng đóng góp 2,36% và dịch vụ 2,83%. Với 0,24% đóng góp vào tốc độ tăng trưởng GDP đây là nỗ lực lớn của ngành nông lâm nghiệp thủy sản. Trong hiều năm qua khu vực này tăng trưởng khá, luôn đạt được tốc độ tăng trưởng cao. Thời gian tới, chúng ta thực hiện cắt giảm đầu tư, thì phần lớn là ảnh hưởng vào các lĩnh vực xây dựng công nghiệp và một số lĩnh vực dịch vụ. Khu vực nông nghiệp cũng có ảnh hưởng nhưng không nhiều. Vì phát triển nông nghiệp không phụ thuộc nhiều vào đầu tư của ngân sách Nhà nước, phần lớn là nỗ lực của khu vực ngoài nhà nước và của bà con nông dân tập trung vào sản xuất. Nếu giá cả thị trường thế giới và nhu cầu của thế giới tăng cao, Chính phủ có những chính sách hỗ trợ cho bà con nông dân về giá cả, nguyên liệu đầu vào như: thức ăn chăn nuôi gia súc, phân bón, hỗ trợ giá nông sản... thì khu vực nông nghiệp sẽ là động lực tốt thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

(tamnhin)

  • Dự án công nghệ cao tiếp tục vào Việt Nam
  • Bình ổn giá: Cơ hội mở rộng thị phần
  • Việt Nam và cú sốc từ hội nhập
  • Việt Nam sẽ hưởng lợi từ hoạt động tái thiết của Nhật Bản
  • Cắt giảm đầu tư công: Nói thì dễ, làm mới khó
  • Ẩn số tăng lương trong bài toán lạm phát 2011
  • Tương lai là ở nông nghiệp!
  • Thu hút FDI đang ngắm trượt mục tiêu?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi