Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Việt Nam sẽ hưởng lợi từ hoạt động tái thiết của Nhật Bản

 Theo AZN, có thể có một số ảnh hưởng về giải ngân, nhưng không ảnh hưởng về cam kết. ODA cho Việt Nam sẽ không giảm.

Ngày 6/4, Ngân hàng ANZ tổ chức Hội thảo “Cập nhật tình hình kinh tế và một số giải pháp trên thị trường Vốn Nợ”.

Nhật Bản là nước xuất khẩu ròng sang các nước khác trong khu vực. ANZ nhận định, sẽ có sự sụt giảm thương mại với châu Á khi các khoản chi tiêu theo hoàn cảnh của người Nhật giảm đi và nguồn cung bị gián đoạn.

Tuy nhiên, châu Á có thể được lợi từ việc tái thiết của Nhật vì hơn 60% hàng xuất khẩu sang Nhật là thực phẩm nguyên liệu và khoáng sản hay máy móc.

Sau thảm họa tại Nhật, Ấn Độ là quốc gia ít chịu tác động nhất. Indonesia, Malaysia, Việt Nam và Trung Quốc sẽ được lợi từ việc tái thiết. Những đối thủ cạnh tranh của Nhật như Đài Loan, Hàn Quốc cũng sẽ được lợi.

 

Thương mại Nhật và các nước châu Á


Trong khi đó, nước chịu tác động nặng nề nhất là Philippines vì hàng xuất khẩu sang Nhật của quốc gia này chủ yếu là hàng điện tử.

Sự phụ thuộc của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản đã giảm đáng kể trong thập kỷ vừa rồi (thị phần giảm một nửa).

Theo ANZ, xuất khẩu có thể giảm trong ngắn hạn trong khi nhập khẩu (thiết bị, sắt thép) có thể tìm được nguồn thay thế từ nước khác.

Nhật Bản là nước có nguồn FDI lớn thứ 3 cho Việt Nam (tập trung vào lĩnh vực sản xuất). AZN cho rằng, có thể sẽ có một số ảnh hưởng về giải ngân, nhưng không ảnh hưởng về cam kết. ODA cho Việt Nam sẽ không giảm.

 

Thương mại Nhật và Việt Nam


Theo đánh giá của ANZ, các yếu tố kinh tế căn bản của Việt nam trong trung hạn vẫn thuận lợi. Nền kinh tế có thể lại đạt được một thời kỳ tăng trưởng mạnh và bền vững khi những thách thức ngắn hạn được khắc phục.

Nếu thực thi tốt, trong những năm tới, cơ sở hạ tầng được cải thiện sẽ làm tăng thêm lợi thế cạnh tranh của Việt Nam. Chi phí ở Trung Quốc tăng, việc sản xuất các mặt hàng giá trị thấp đang được chuyển sang Việt Nam và các nước khác.

Nếu lạm phát ổn định trở lại về mức 1 con số và nền kinh tế toàn cầu tiếp tục phục hồi thì tăng trưởng GDP của Việt Nam có thể về mức tiềm năng 7,0-7,5%.

(Báo điện tử Doanh Nhân Việt Nam toàn cầu)

  • Cắt giảm đầu tư công: Nói thì dễ, làm mới khó
  • Ẩn số tăng lương trong bài toán lạm phát 2011
  • Tương lai là ở nông nghiệp!
  • Thu hút FDI đang ngắm trượt mục tiêu?
  • Vốn FDI: Vốn tăng nhưng khả năng “hấp thu” thấp
  • Nóng chuyện điện, xăng dầu, giá cả
  • Đàm phán FTA: Không chỉ là mở rộng thị trường
  • Đến năm 2015: Cần 559 nghìn tỷ đồng vốn đầu tư phát triển hạ tầng giao thông
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi