Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Dự án công nghệ cao tiếp tục vào Việt Nam

Sản xuất sản phẩm công nghệ với kỹ thuật cao tại một nhà máy ở khu công nghệ cao TPHCM - Ảnh: Quốc Hùng

Mặc dù kinh tế toàn cầu còn nhiều khó khăn nhưng các nhà đầu tư nước ngoài về lĩnh vực công nghệ cao, đặc biệt là những công ty đa quốc gia, hiện vẫn đang tiếp tục rót vốn đầu tư vào thị trường Việt Nam.

Nokia, Wintek, HP và...

Tập đoàn phát triển công nghệ cao Wintek - một doanh nghiệp sản xuất màn hình touch screen cho Ipad đã quyết định xây dựng nhà xưởng tại tỉnh Bắc Giang. Tập đoàn đến từ Đài Loan này vừa nhận được giấy phép đầu tư xây dựng nhà máy tại khu công nghiệp Quang Châu với tổng vốn 250 triệu đô la Mỹ.

Theo tính toán của nhà đầu tư thì dự án sẽ tạo công ăn việc làm từ 7.000 – 8.000 lao động địa phương kể từ khi các nhà máy của dự án đi vào hoạt động hoàn toàn trong năm 2013.

Trong khi đó, hãng sản xuất điện thoại di động lớn nhất thế giới Nokia vừa công bố đầu tư nhà máy sản xuất điện thoại di động đầu tiên ở khu vực Đông Nam Á đặt tại khu công nghiệp đô thị VSIP tỉnh Bắc Ninh với mức đầu tư cơ bản ban đầu khoảng 280 triệu đô la Mỹ và tiếp tục tăng trong những năm tiếp theo. Dự kiến nhà máy này sẽ hoạt động vào năm 2012 đạt công suất 1,8 triệu sản phẩm/tháng. Dự kiến đầu năm 2013 sẽ cho ra đời những sản phẩm đầu tiên, trong đó 95% sản phẩm của nhà máy này sẽ xuất khẩu.

Như vậy, sau Samsung, Nokia là nhà sản xuất điện thoại thứ hai của thế giới đầu tư nhà máy tại Việt Nam.

Còn Công ty Emerson của Mỹ thì lên kế hoạch sẽ phát triển một dự án 20 triệu đô la Mỹ để sản xuất các loại linh phụ kiện cho điện thoại di động tại khu công nghiệp Tràng Duệ, Hải Phòng.

Ở khu vực phía Nam, tập đoàn HP vừa nhận giấy phép triển khai trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D) tại Công viên phần mềm Quang Trung, TPHCM với tổng vốn đầu tư 10 triệu đô la Mỹ. Hay như một dự án khác của Tập đoàn Mỹ First Solar, đầu tư nhà máy sản xuất pin năng lượng mặt trời với số vốn 300 triệu đô la, hiện cũng đang được thực hiện tại TPHCM.

Ghi tên sản phẩm toàn cầu ...

Thương hiệu toàn cầu như Intel cũng đã có nhà máy hoạt động sản xuất tại Việt Nam -Ảnh: Quốc Hùng

Những sản phẩm công nghệ cao làm ra tại Việt Nam đã được xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới. Như nhà máy sản xuất điện thoại di động của Samsung đặt tại khu công nghiệp Yên Phong (Bắc Ninh) đạt kim ngạch xuất khẩu 2 tỉ đô-la Mỹ vào năm rồi và đang đặt mục tiêu 3 tỉ đô la Mỹ trong năm nay.

Sở dĩ giá trị xuất khẩu của nhà máy tại Bắc Ninh tăng nhanh nhờ hãng này đưa vào sản xuất các dòng điện thoại thông minh vốn có giá trị cao trên thị trường. Việc sản xuất này cũng nhằm phân bố công suất với nhà máy tại Hàn Quốc hiện tập trung sản xuất máy tính bảng vốn đang nóng trên thị trường toàn cầu.

Ông Je Hyoung Park, Tổng giám đốc Samsung Vina, dự kiến, kim ngạch xuất khẩu của nhà máy này sẽ đạt 16 tỉ đô-la Mỹ vào năm 2015. Những lô hàng điện thoại di động của nhà máy Samsung tại Bắc Ninh đi ra thế giới với hàng chữ “Made in Vietnam - Sản xuất tại Việt Nam”.

Trong khi đó, Công ty cổ phần Sản xuất Dịch vụ công nghệ bán dẫn toàn cầu Việt Nam (GES Vietnam) tại khu công nghệ cao TPHCM mới đây vừa bàn giao hai thiết bị công nghệ bán dẫn đầu tiên cho đối tác là Công ty Tokyo Electron (Nhật). Đây được xem là thiết bị gia công bán dẫn đầu tiên được sản xuất ở Việt Nam xuất khẩu đi nước ngoài mà đối tác là một công ty chuyên sản xuất thiết bị bán dẫn lớn ở châu Á Tokyo Electron Ltd (TEL).

Theo giới chuyên môn, điều này chứng tỏ các tập đoàn lớn đã nhìn nhận Việt Nam như là một thị trường ngày càng quan trọng hơn trong chuỗi giá trị toàn cầu. Các nhà sản xuất không chỉ sản xuất xuất khẩu mà còn hướng đến việc nghiên cứu và phát triển (R&D) các sản phẩm mới.

Cơ hội thu hút đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao của Việt Nam đang có chiều hướng tiến triển tốt. Vấn đề hiện nay, theo các nhà xúc tiến đầu tư, là Việt Nam nên sớm đầu tư và phát triển cơ sở hạ tầng thật tốt cho nhà sản xuất. Việc đào tạo nguồn nhân lực sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư cũng là yêu cầu cấp bách cần triển khai thực hiện sớm.

(Theo Thời báo kinh tế Sài Gòn)

  • Bình ổn giá: Cơ hội mở rộng thị phần
  • Việt Nam và cú sốc từ hội nhập
  • Việt Nam sẽ hưởng lợi từ hoạt động tái thiết của Nhật Bản
  • Cắt giảm đầu tư công: Nói thì dễ, làm mới khó
  • Ẩn số tăng lương trong bài toán lạm phát 2011
  • Tương lai là ở nông nghiệp!
  • Thu hút FDI đang ngắm trượt mục tiêu?
  • Vốn FDI: Vốn tăng nhưng khả năng “hấp thu” thấp
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi