Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nguồn nhân lực: Doanh nghiệp không thể phó mặc cho xã hội

Nhiều giám đốc doanh nghiệp quan niệm đào tạo là trách nhiệm của xã hội. Nhưng thực tế, chiến lược tuyển dụng thông minh cũng không thay thế được công tác đào tạo trong doanh nghiệp.

Ảnh minh họa

Cho đến nay, hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam không có chiến lược đào tạo gắn liền với tầm nhìn và mục tiêu cụ thể của doanh nghiệp, vì vậy, tình trạng cung- cầu lao động không gặp nhau vẫn đang diễn ra.

Từ thực tiễn của Bà Rịa-Vũng Tàu

Theo thống kê của các cơ quan chức năng tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, từ nay đến 2015 bình quân mỗi năm nhu cầu lao động cho toàn tỉnh vào khoảng 25.000 - 30.000 người, chủ yếu cung ứng cho các khu công nghiệp.

Tuy nhiên, hiện số lao động được đào tạo từ các trung tâm dạy nghề của tỉnh chỉ đáp ứng được khoảng 3.000 đến 4.000 lao động/năm, là quá ít so với nhu cầu thị trường lao động.

Gọi là lao động trình độ cao, nhưng số lao động này chủ yếu trình độ sơ cấp đến trung cấp, thời gian đào tạo từ 3 tháng trở lên, ngành nghề đào tạo gồm: Các ngành cơ khí, may mặc, điện, tiện, hàn... Số lao động này chỉ đảm bảo được những công việc đơn giản, không đáp ứng được yêu cầu công việc của các DN đưa ra. Còn lao động có trình độ kỹ thuật cao thực sự gần như  không có.

Ông Lê Thành Kính - Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Công ty CP Đóng tàu và Dịch vụ dầu khí Vũng Tàu nói: “Chúng ta có mấy trường đào tạo nghề nhưng các em ra trường xuống đây đều không đáp ứng được công việc nên chẳng tuyển dụng được mấy. Công nhân có được đào tạo nhưng cái khó ở chỗ là các em khi ra trường vào Xí nghiệp cũng phải mất 2 năm đào tạo nữa mới có thể lành nghề được”.

Để giải quyết bài toán lao động kỹ thuật cho DN, giải pháp các DN chọn lâu nay vẫn là tuyển dụng lao động có trình độ tay nghề bình thường hoặc ít nhất có trình độ văn hóa cấp 3, tùy theo vị trí công việc, sau đó tự bỏ ra một khoản kinh phí để đào tạo, kể cả đào tạo ở nước ngoài, “khoản” này cũng “ngốn” khoảng vài trăm triệu đồng/năm - ông Lê Thành Kính cho biết thêm.

Còn Công ty TNHH Vietubes cho biết mất khoảng 500 triệu đồng mỗi năm cho công tác đào tạo nhân lực; Công ty Thép Vinakyoeil cũng tiêu tốn trên 300 triệu đồng mỗi năm.

Khác với các đơn vị vừa nêu, Công ty Strategic Magin chọn phương án liên kết với trường nghề Hồng Lam, tự bỏ chi phí ra để đào tạo nghề cho những thực tập sinh của trường.

Ông Dave McCormack, Giám đốc điều hành Công ty cho rằng: “Chỉ như vậy chúng tôi mới giải quyết được bài toán về lao động và mới không gặp khó khăn”.

Để giữ chân lao động có tay nghề thì mỗi DN một phương cách riêng, trong đó phương pháp hữu hiệu nhất vẫn là đưa ra những quyền lợi, chế độ hấp dẫn đối với người lao động.

Doanh nghiệp cần có chiến lược đào tạo bài bản

Có thể nói, hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam không có chiến lược đào tạo gắn liền với tầm nhìn và mục tiêu cụ thể của doanh nghiệp. Kế hoạch đào tạo hàng năm cũng không có, hoặc có thì cũng rất sơ sài hình thức.

Bức tranh trong nhiều doanh nghiệp hiện nay là: lãnh đạo không thực sự quan tâm đến công tác đào tạo, cán bộ phụ trách đào tạo không có, hoặc có thì cũng thiếu năng lực, kinh phí đào tạo quá hạn hẹp, không xác định được nhu cầu đào tạo của nhân viên, không có các biện pháp triển khai kế hoạch đào tạo, không đánh giá được hiệu quả của công tác đào tạo…

Nhiều giám đốc doanh nghiệp quan niệm đào tạo là trách nhiệm của xã hội. Họ chỉ tuyển dụng những cán bộ lành nghề, đã được đào tạo và biết làm việc. Nhưng thực tế đã chỉ ra rằng, chiến lược tuyển dụng thông minh cũng không thay thế được công tác đào tạo trong doanh nghiệp.

Theo các chuyên gia, về cơ bản, đào tạo nhân lực trong doanh nghiệp được tiến hành qua 3 hình thức: Đào tạo lớp học, Đào tạo trực tuyến và Đào tạo kết hợp.

Đào tạo lớp học là mô hình đào tạo đang được áp dụng phổ biến và quen thuộc với các doanh nghiệp. Để nâng cao khả năng làm việc của nhân viên, doanh nghiệp có thể tiến hành đào tạo thông qua đào tạo nội bộ, cử nhân viên của mình tham gia các chương trình đào tạo bên ngoài hoặc mời các công ty đào tạo về huấn luyện trực tiếp tại doanh nghiệp. Ưu điểm của mô hình đào tạo lớp học là tính tương tác giữa học viên và giảng viên cao. Đồng thời đây cũng là phương pháp quen thuộc với cách học truyền thống của người học nên dễ dàng được học viên đón nhận. Nhược điểm của hình thức đào tạo này chính là yếu tố thời gian và chi phí tổ chức. Để tiến hành một lớp học như vậy, các doanh nghiệp phải bổ trí thời gian sao cho không ảnh hưởng đến hoạt động chung của tổ chức. Chương trình đào tạo có hiệu quả hay không phụ thuộc vào trình độ giảng dạy cũng như kinh nghiệm thực tế của giảng viên. Đào tạo trực tuyến hay còn gọi là E-Learning là mô hình tương đối mới mẻ với nhiều doanh nghiệp và thực sự phát triển tại Việt Nam trong vòng vài năm nay. Chỉ cần một máy tính kết nối internet, một tài khoản truy cập của nhà cung cấp khóa học, học viên có thể làm chủ quá trình học tập của mình. Các kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, E-Learning là hình thức học tập hiệu quả nhất của thời đại công nghệ thông tin. Với E-Learning học viên có thể tiết kiệm 50 – 70% chi phí đào tạo, giảm 40 – 60% thời gian học, tăng hiệu quả làm việc lên 25% so với các hình thức đào tạo khác. Qua hình thức đào tạo trực tuyến, học viên có thể điều khiển quá trình học tập của mình mọi lúc, mọi nơi với những khóa học được thiết kế bởi các nhà cung cấp nội dung đào tạo hàng đầu thế giới. Tuy nhiên, đào tạo trực tuyến không thể thay thế được hoàn toàn hình thức đào tạo lớp học. Nhược điểm của mô hình đào tạo này là tính tương tác yếu giữa học viên và học viên. Các khóa học được thiết kế với những tình huống cố định nên gây khó khăn cho học viên trong quá trình ứng dụng. Đây là phương pháp yêu cầu sự chủ động cao trong học tập của học viên nên khi áp dụng vào các doanh nghiệp Việt cần có những hoạt động tuyên truyền rầm rộ trong nội bộ.

Nhằm kết hợp các điểm mạnh của hai phương pháp đào tạo trên cũng như khắc phục những hạn chế vốn có của mỗi hình thức, hiện nay có nhiều doanh nghiệp đang áp dụng mô hình đào tạo kết hợp.

Với phương pháp đào tạo kết hợp, doanh nghiệp vẫn có thể đảm bảo được các hoạt động bình thường, tiết kiệm chi phí đào tạo và nâng cao hiệu quả làm việc cho nhân viên. Bên cạnh các giờ tự học qua máy tính, học viên sẽ được tham gia các buổi học tập trung mang tính chất thực hành kỹ năng, tổng kết và chia sẻ kinh nghiệm làm việc bởi các chuyên gia hàng đầu trong từng lĩnh vực.

Trong bối cảnh khủng hoảng tài chính hiện nay, đào tạo kết hợp chính là lời khuyên tốt nhất cho mỗi doanh nghiệp trong chiến lược phát triển nhân sự của mình.

(Theo Công Trí // Tin Chính phủ)

 

  • Việt Nam đặt mục tiêu tăng trưởng 7,5% cho năm 2011
  • Doanh nghiệp khổ vì chính sách thuế bất nhất
  • Ngành thuế - hải quan đối thoại với doanh nghiệp: "Bằng mặt mà chưa bằng lòng"
  • Việt Nam lạc lối với thống kê?
  • Biến đổi khí hậu: Không phải lời hù dọa
  • Tiềm năng sa khoáng vùng Ninh Thuận, Bình Thuận và Bắc Bà Rịa-Vũng Tàu
  • Năm 2011, lấy lại đà tăng trưởng của nền kinh tế
  • Bàn thêm về khoảng cách giàu nghèo ở Việt Nam
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi