Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

CPI tháng 4 sẽ tăng từ 1,6 - 1,8%

 Theo dự báo của Tổ điều hành thị trường trong nước (Bộ Công thương), CPI cả nước trong tháng 4 tới sẽ tăng từ 1,6 đến 1,8%.

Theo tài liệu trong cuộc họp Tổ điều hành thị trường trong nước ngày 28/3 vừa qua, tình hình bất ổn chính trị tại Trung Đông, Bắc Phi sẽ tiếp tục tác động làm giá nhiều loại hàng hóa, nguyên nhiên vật liệu thiết yếu trên thị trường thế giới tăng, nhất là giá dầu, giá lương thực, thực phẩm sẽ gây áp lực tăng giá trong nước. Trong khi, thị trường trong nước vẫn tồn tại một số khó khăn như thời gian tới cung ứng điện có thể gặp khó khăn dẫn đến cắt điện luân phiên sẽ ảnh hưởng nhất định đến sản xuất kinh doanh, việc thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, cùng với đó là lãi suất ở mức cao… sẽ gây sức ép tăng giá thị trường.

Tổ điều hành thị trường trong nước cũng dự báo, trong tháng 4, thị trường hàng hóa trong nước tiếp tục chịu tác động từ nhiều yếu tố khách quan và chủ quan: Giá nhiều mặt hàng nguyên nhiên vật liệu trên thế giới đang diễn biến phức tạp, đặc biệt là dầu thô, mức biến động mạnh và khó lường sẽ tiếp tục ảnh hưởng tới giá nguyên nhiên liệu nhập khẩu. Tình hình thời tiết, dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, có thể ảnh hưởng tới nguồn cung một số mặt hàng nhất là thực phẩm. Việc cung ứng điện còn nhiều khó khăn, nhất là trong mùa khô tới đây, có thể ảnh hưởng tới sản xuất của một số ngành. Đợt điều chỉnh tăng giá điện, giá xăng dầu vừa qua sẽ tiếp tục tác động lan tỏa, từ đó sẽ hình thành mặt bằng giá mới cao hơn trước. Ngoài ra, kỳ nghỉ lễ (giỗ tổ Hùng Vương; ngày 30/4 và 1/5) sẽ làm gia tăng nhu cầu du lịch và ăn uống ngoài gia đình. Bởi vậy, CPI của cả nước trong tháng 4 được dự đoán sẽ tăng từ 1,6 - 1,8%.

Tuy nhiên, nhiều mặt hàng vật tư thiết yếu khác đang có xu hướng ổn định hoặc giảm nhẹ (phân bón, gạo, thép xây dựng…) và với sự sát sao trong kế hoạch đề ra, sự quyết liệt trong việc triển khai thực hiện Nghị quyết 11 của Chính phủ của các cấp, các ngành, dự báo CPI tháng 4/2011 sẽ tiếp tục tăng nhưng thấp hơn so với tháng 3/2011.

(VTC)

  • Kinh tế toàn cầu: Tương lai là ở nông nghiệp!
  • Tăng trưởng GDP quý 1/2011 có thể đạt 5,6%
  • CPI tháng 4/2011 sẽ tăng chậm lại
  • Doanh nghiệp Nhà nước có chỉ số nợ cao nhất
  • Kinh tế vĩ mô 2006 - 2010 và “nghịch lý” hiếm thấy
  • Lập quy hoạch xây dựng nông thôn mới: Kinh phí chờ dự án
  • Ủy ban Kinh tế: Mất cân đối vĩ mô chủ yếu do yếu kém nội tại
  • Chỉ số cạnh tranh 2010: Vẫn chưa cải thiện nhiều
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi