Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Cuối năm 2011, buýt đường sông sẽ hoạt động

Dự kiến, khoảng cuối năm 2011, khi hoàn thành việc nâng tĩnh không cầu Kinh Thanh Đa, lộ trình 1 (từ Linh Đông (quận Thủ Đức) về quận 1) của buýt đường sông sẽ được đưa vào hoạt động.

Đầu tháng 8.2010, UBND TP.HCM đồng ý triển khai dự án khai thác hai tuyến vận chuyển hành khách công cộng bằng đường sông (buýt đường sông) theo đề xuất của công ty TNHH Thường Nhật. Phóng viên Sài Gòn Tiếp Thị đã trao đổi với ông Nguyễn Kim Toản, giám đốc công ty Thường Nhật, chủ dự án, về loại hình vận tải công cộng mới này tại TP.HCM.


Lộ trình một tuyến buýt đường sông. Ảnh: Đào Lê

Thưa ông, cái khó của việc triển khai buýt đường sông là tĩnh không thấp của những cây cầu bắc ngang tuyến vận tải. Đơn vị của ông sẽ khắc phục điều này bằng cách nào?

Trong giai đoạn đầu, chúng tôi sẽ đầu tư xây dựng, khai thác hai lộ trình, đó là tuyến đi từ Linh Đông (quận Thủ Đức) về quận 1. Tuyến này sẽ có các bến đón khách ở các khu vực: Bình Quới, Hiệp Bình Chánh (Thủ Đức), Thanh Đa, Tân Cảng (Bình Thạnh), Tầm Vu, Thảo Điền, Bình An (quận 2), Nguyễn Hữu Cảnh (Bình Thạnh) và Bạch Đằng (quận 1). Tuyến thứ hai đi theo kênh Tàu Hũ – Bến Nghé, qua các quận: 8, 6, 5, 4 về Bạch Đằng (quận 1).

Theo đó, lộ trình 1 từ Linh Đông, Thủ Đức về bến Bạch Đằng, quận 1 đi qua ba chiếc cầu, trong đó cầu Thủ Thiêm và cầu Sài Gòn có độ tĩnh không đạt yêu cầu, riêng cầu Kinh Thanh Đa đang chuẩn bị nâng cao độ tĩnh không theo một dự án đã có từ trước của thành phố. Dự kiến, khoảng cuối năm 2011, khi hoàn thành việc nâng tĩnh không cầu Kinh Thanh Đa, chúng tôi sẽ đưa lộ trình 1 của buýt đường sông vào hoạt động. Ở lộ trình 2 đi theo rạch Bến Nghé – Tàu Hũ dọc đại lộ Võ Văn Kiệt, tất cả các cây cầu đều có độ tĩnh không đạt yêu cầu. Tuy nhiên, chúng tôi đang chờ khai thông lại dòng Bến Nghé – Tàu Hũ, nên có thể đến cuối năm 2012, lộ trình này mới được đưa vào hoạt động.

Ở hai lộ trình, khả năng chuyên chở hành khách trong một ngày là bao nhiêu, thưa ông?

Từ bắc xuống nam và từ đông sang tây có 16 bến dừng, đổ đón khách cho hai lộ trình buýt đường sông. Để làm tốt việc điều hành vận chuyển khách trong giờ cao/thấp điểm, chúng tôi sẽ tổ chức nhiều loại tàu có sức chở khác nhau, trước mắt, là loại tàu 40, 60 và 80 ghế cho cả hai lộ trình. Trong giờ cao điểm, cứ 15 phút có một chuyến buýt khởi hành và thời gian khởi hành có thể giãn ra trong thời gian thấp điểm. Tại bến đón, trả hành khách, chúng tôi sẽ bố trí chỗ cho người dân gửi xe gắn máy, chỗ ngồi nghỉ chờ tàu và giải khát...

Theo ông, buýt đường sông sẽ rút ngắn thời gian đi lại được bao nhiêu so với xe buýt đường bộ trên cùng một cung đường?

Trong giai đoạn đầu, để thu hút khách, chúng tôi phải chọn kết nối những điểm đích bằng những lộ trình đường sông không dài quá và trên cùng một cung đường, thời gian đến của buýt đường sông phải đảm bảo nhanh hơn buýt đường bộ. Chúng tôi tin đây sẽ là mô hình được người dân ủng hộ nếu hoạt động của nó an toàn, bảo vệ được môi trường và thuận tiện cho hành khách. Mặt khác, thành phố đã và đang đầu tư rất nhiều để nạo vét, chỉnh trang sông, kênh, rạch trên địa bàn. Điều đó cộng với xu hướng tìm về thiên nhiên của cộng đồng là điều kiện thuận lợi để buýt đường sông ra đời.

Trong tương lai, đơn vị ông có dự tính gì khác để phát triển việc vận tải hành khách công cộng trên sông không, thưa ông?

Chúng tôi đã có kế hoạch phát triển giai đoạn hai tuyến buýt đường sông nếu được người dân ủng hộ. Ví dụ như đầu tư mở rộng và phát triển các tuyến liên kết toàn TP.HCM với các tuyến vành đai và các đô thị khác như: Long An, Thủ Dầu Một, Nhơn Trạch, Biên Hoà, Phú Mỹ (Bà Rịa – Vũng Tàu). Lúc đó, vận tải hành khách đường sông sẽ phủ kín và phát huy hiệu quả. Ngoài ra, chúng tôi cũng đã tính đến các mô hình kinh doanh đa dạng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch và nghỉ dưỡng của người dân như tàu khảo sát, tham quan, du lịch, tàu nhà hàng v.v...

(Theo Đào Lê // SGTT Online)

  • Tái cấu trúc doanh nghiệp-nhiệm vụ xuyên suốt của kế hoạch 5 năm tới
  • VN sẽ có 50 nghìn kỹ sư công nghệ trình độ cao
  • 4 mô hình trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt dựa vào cộng đồng
  • Cần "rộng cửa" cho DN tiếp cận thông tin
  • Ngoại giao góp phần thu hút đầu tư, đẩy mạnh xuất khẩu
  • Tạo động lực mới phát triển đất "chín rồng"
  • Hội Kiến trúc sư: “Đồ án quy hoạch Thủ đô chưa đạt yêu cầu”
  • Làm thế nào để phát triển bền vững?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi