Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

VN sẽ có 50 nghìn kỹ sư công nghệ trình độ cao

Ảnh chỉ có tính minh họa.
Trong Dự thảo Chương trình phát triển công nghiệp công nghệ thông tin đến 2015, Bộ Thông tin và Truyền thông đặt mục tiêu đến 2015 sẽ đào tạo lại 50 nghìn kỹ sư trình độ cao, thông thạo chuyên môn và ngoại ngữ.

Thông tin này được đưa ra tại Hội thảo phát triển công nghiệp công nghệ thông tin, ngày 25/8.

Theo Bộ Thông tin và Truyền Thông, 10 năm qua ngành công nghiệp công nghệ thông tin Việt Nam luôn tăng trưởng ở mức 2 con số, trung bình khoảng 20-25%/năm. Chỉ tính riêng năm 2009, danh thu công nghiệp phần cứng đạt 4,68 tỷ USD và phần mềm đạt 880 triệu USD. Ngành này sẽ phấn đấu đến 2015 sẽ đạt 16-18 tỷ USD (trong đó doanh thu phần mềm khoảng 2 tỷ USD và phần cứng là 12,5 tỷ USD.)

Để đạt được con số trên, ngoài những chính sách khuyến khích phát triển, việc đầu tư vào nguồn nhân lực công nghệ cao sẽ đóng vai trò then chốt. Trong khi đó, một số doanh nghiệp lại cho rằng, nhiều sinh viên công nghệ khi ra trường chưa đáp ứng được nhu cầu.

Bởi vậy, Bộ Thông tin và Truyền thông đề ra mục tiêu đề ra đến 2015 sẽ đào tạo lại 50.000 kỹ sư công nghệ thông tin có trình độ cao, thông thạo chuyên môn và ngoại ngữ.

Trao đổi với phóng viên, Tiến sĩ  Nguyễn Thanh Tuyên, Phó Vụ trưởng Vụ Công nghệ Thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) cho hay, để nâng cao chất lượng đầu ra của các sinh viên công nghệ thông tin, cần ban hành quy định bắt buộc đào tạo tiếng Anh tại khoa Công nghệ thông tin ở các trường đại học trọng điểm. Đến 2015, có ít nhất 30% số môn học chuyên ngành công nghệ thông tin được giảng dạy bằng tiếng Anh tại các trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.

Ngoài việc đào tạo chính quy trong các trường đại học, theo ông Tuyên, cần đẩy mạnh đào tạo không chính quy. Đây là loại hình đào tạo do doanh nghiệp thực hiện theo nhu cầu, không cần cấp văn bằng chứng chỉ. Ngoài ra, các trung tâm đào tạo cần phối hợp cùng đơn vị nghiên cứu, doanh nghiệp để đào tạo ra nguồn nhân lực tốt, phục vụ cho ngành.

Được biết, dự thảo Chương trình phát triển công nghiệp công nghệ thông tin đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 sẽ lấy ý kiến từ giới chuyên môn, các doanh nghiệp và trình Chính phủ vào cuối năm nay./.
 
Trung Hiền (Vietnam+)

  • 4 mô hình trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt dựa vào cộng đồng
  • Cần "rộng cửa" cho DN tiếp cận thông tin
  • Ngoại giao góp phần thu hút đầu tư, đẩy mạnh xuất khẩu
  • Tạo động lực mới phát triển đất "chín rồng"
  • Hội Kiến trúc sư: “Đồ án quy hoạch Thủ đô chưa đạt yêu cầu”
  • Làm thế nào để phát triển bền vững?
  • Vận hội với miền Trung
  • Hiệu quả từ việc cho vay vốn
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi