Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Dân một ấp đeo hai gông: ô nhiễm và lụt lội

Tại ấp Mới 2, xã Mỹ Hạnh Nam, huyện Đức Hoà, Long An, người dân không chỉ phải sống với tình trạng ô nhiễm do cụm công nghiệp Hoàng Gia đổ nước thải ra mà còn phải đối diện với tình trạng ngập lụt mỗi khi mùa mưa tới.

Nước thải từ một công ty trong cụm công nghiệp Hoàng Gia xả thẳng ra con rạch nhỏ, từ đây chảy thẳng ra ruộng dân

Từ cổng ấp Mới 2, xã Mỹ Hạnh Nam, huyện Đức Hoà, Long An đi sâu vào trong, con kênh Đường Điện vắt ngang ấp không còn trong xanh mà đã nhuộm màu đen và bốc mùi hôi thối, do nước thải từ cụm công nghiệp Hoàng Gia đổ ra. Đi bọc sang phía sau cụm công nghiệp này, chúng tôi phát hiện thêm nước thải không chỉ bị xả ra kênh Đường Điện mà còn vô tư chảy ra hai con rạch nhỏ rồi đổ thẳng ra đồng ruộng của dân. Theo người dân sống quanh khu vực cụm công nghiệp Hoàng Gia, họ không chỉ đang phải sống chung với nước thải ô nhiễm mà cứ vào mùa mưa, nước lại tràn vào ruộng, liếm đến tận thềm nhà ở, năm sau cao hơn năm trước, có nơi nước cao gần tới đầu gối. Nước ngập khiến đất ruộng khu vực này đã bị bỏ hoang ba năm nay, không còn trồng lúa được như xưa. “Tính sơ sơ thì hiện có khoảng 17 mẫu (1 mẫu = 10.000m2) ruộng đang bị bỏ hoang”, ông Tư Câu cho biết.

Không may mắn có đất ruộng nằm trên đất cao gần lộ như nhà ông Tư Câu, nhà bà Huỳnh Thị Hạnh có hơn một mẫu ruộng đã bị bỏ hoang ba năm nay. Cho biết khi ruộng chưa bị ngập, năm nào nhà cũng kiếm được 4 – 5 tấn lúa, bà Hạnh bức xúc: “Hồi xưa tui không làm lúa đông xuân bao giờ, nhưng bây giờ phải trồng ăn đỡ, chứ mấy năm nay tui có hột nào bán đâu!” Tương tự, nhiều nhà dân khác cũng rơi vào tình trạng như vậy. Hậu quả, mỗi năm, người dân sống ở ấp này lại xuống ruộng nhà mình xắn thêm đất đem vào đắp cao nền nhà, dựng rào chắn nước. Nhà nào không có ruộng mà nằm trong khu vực bị ngập thì mua lại đất ruộng của nhà khác với giá 200.000 đồng/xe, chưa kể tiền công chở đất từ ruộng vào.

Trao đổi về tình trạng trên, ông Huỳnh Văn Hạnh, chủ tịch UBND xã Mỹ Hạnh Nam, thừa nhận cụm công nghiệp Hoàng Gia nhiều năm qua có xả thải ra kênh gây ô nhiễm, nhưng việc ruộng bỏ hoang là do “làm ruộng không có hiệu quả chứ không phải vì lý do này nọ”. Tuy nhiên, ông Hạnh cũng mâu thuẫn khi thừa nhận ở đây bị ngập liên tục do tình trạng san lấp nội bộ từ ngã ba Mỹ Hạnh xuống. Ông Hạnh nói: “Hiện chính quyền đã giao việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải công nghiệp cụm công nghiệp cho chủ đầu tư là công ty TNHH Hoàng Gia Long An, trong đó có thêm hệ thống thoát nước mưa ở khu vực đồng ruộng”.

Cũng xác nhận cụm công nghiệp Hoàng Gia nhiều năm qua xả thải ra kênh gây ô nhiễm, ông Nguyễn Văn Thiệp, giám đốc sở Tài nguyên và môi trường Long An, nói: “Chúng tôi đã phạt năm, sáu lần, cũng tới hàng trăm triệu đồng”. Theo ông Thiệp, do thời gian qua phía chủ đầu tư của Hoàng Gia bị bệnh tai biến, không thể tiếp tục việc xây dựng hệ thống xả thải nên UBND tỉnh vừa có chỉ đạo buộc các nhà đầu tư trong cụm công nghiệp Hoàng Gia nộp tiền rồi tỉnh đứng ra xây dựng hệ thống xử lý nước thải, xem như Nhà nước thay chủ đầu tư làm luôn. “Riêng việc Hoàng Gia xả thải ra ruộng và việc khu vực này chưa có hệ thống thoát nước gây ngập nhà dân, chúng tôi chưa nghe và sẽ cho thanh tra đi kiểm tra ngay”, ông Thiệp nói.

Được biết, tổng diện tích cụm công nghiệp Hoàng Gia là 152ha, đến nay đã kêu gọi được 36 nhà đầu tư, trong đó có 28 doanh nghiệp đang hoạt động với nhiều ngành nghề có nước xả thải ô nhiễm cao như dệt, nhuộm, sản xuất giấy…

(Bài, ảnh Lê Quỳnh // SGTT Online)

  • Ðồng bộ các công cụ điều tiết thị trường sẽ thực hiện mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô năm 2010
  • Những vấn đề cần quan tâm khi cho vay trung và dài hạn với lãi suất thỏa thuận
  • Nâng chất tăng trưởng
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Đề xuất chính sách kinh tế thời hậu khủng hoảng
  • Công bố nghiên cứu: Toàn cảnh cơ hội thương mại mới dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Châu Á
  • Giữ vững, mở rộng thị phần hàng Việt tại thị trường truyền thống
  • Việt Nam trong cạnh tranh toàn cầu
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi