Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Đầu tư bãi đậu xe ngầm - Nhiều tín hiệu khả quan

Đến thời điểm hiện nay, đã có 4 dự án đầu tư xây dựng bãi đậu xe ngầm của TPHCM có chủ đầu tư trong đó một chủ đầu tư đã khởi công xây dựng công trình tại công viên Lê Văn Tám. Công ty cổ phần Đầu tư phát triển Không Gian Ngầm, chủ đầu tư, sẽ xây dựng 8 tầng ngầm bên dưới công viên Lê Văn Tám với 3 tầng dành cho hoạt động thương mại, 5 tầng dành làm bãi đậu xe. Dự kiến, sẽ có hơn 2.000 chỗ đậu cho xe gắn máy 2 bánh, gần 1.300 chỗ đậu cho ô tô con và gần 30 chỗ cho xe tải và xe buýt. Công trình dự kiến hoàn thành vào năm 2013.

Dự án bãi đậu xe ngầm tại sân vận động Hoa Lư đã có chủ đầu tư là Tập đoàn Đông Dương, với quy mô 5 tầng ngầm, trong đó có 1.500 chỗ dành cho ô tô và 500 chỗ cho xe gắn máy. Khác với bãi đậu xe ngầm dưới công viên Lê Văn Tám dùng công nghệ xếp xe thông thường, bãi đậu xe ngầm ở đây dùng công nghệ tự động xếp 1 xe/phút. Dự kiến năm 2011, dự án được khởi công và hoàn thành vào năm 2014. Hiện tập đoàn này đang triển khai lập thiết kế cơ sở và lập dự án đầu tư.

Dự án bãi đậu xe ở sân khấu Trống Đồng cũng do Tập đoàn Đông Dương làm chủ đầu tư, với quy mô 7 tầng, có khả năng tiếp nhận 210 ô tô và thời gian xếp: 1 xe/2 phút. Bãi đậu xe có diện tích 1.620m² xây ngầm và 600m² xây nổi. Dự án đã được cấp phép đầu tư, dự kiến cuối năm 2010 khởi công và hoàn thành trong năm 2013.

Dự án bãi đậu xe dưới sân bóng đá Tao Đàn có chủ đầu tư là Tổng Công ty Đầu tư phát triển đô thị và Khu công nghiệp Việt Nam (IDICO), với quy mô dự kiến 7 tầng hầm, trong đó 5 tầng đậu xe và 2 tầng kinh doanh. Bãi xe có thể tiếp nhận 850 ô tô, 2.250 xe gắn máy 2 bánh, 15 xe buýt. IDICO đang làm báo cáo nghiên cứu khả thi, dự kiến khởi công xây dựng vào năm 2011, hoàn thành năm 2014.

Đây là những tín hiệu rất đáng mừng, hứa hẹn giải quyết sớm tình trạng thiếu chỗ đậu xe, đang trở nên trầm trọng ở TPHCM.

(Theo TÂM ĐỨC // SGGP Online)

  • Công nghiệp hóa với giá nào?
  • Hơn 140 tỷ đồng chống biến đổi khí hậu tới 2015
  • Ai kiểm soát doanh nghiệp nhà nước?
  • Giá điện theo cơ chế thị trường: Chưa đủ minh bạch
  • Xác định lại lĩnh vực hoạt động của DNNN
  • Đầu tàu kinh tế và cơ chế
  • Thị trường bò sữa giống tăng mạnh “Sốt” ảo hay “sốt” thật?
  • Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về CNTT và truyền thông
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi