Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Ai kiểm soát doanh nghiệp nhà nước?

Mặc dù được trao cho những đặc quyền, ưu đãi về vốn, tài nguyên và được bảo hộ vô điều kiện, nhưng các con số thống kê chính thức cho thấy, đóng góp của doanh nghiệp nhà nước (DNNN) vào nền kinh tế không đáng kể. Thậm chí là gây thất thoát vốn nghiêm trọng. Vấn đề quản lý có hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước vẫn luôn là một ẩn số.

Đóng góp DNNN  trong nền kinh tế chưa xứng tầm


Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, “thành tích” nộp ngân sách của DNNN cũng khá khiêm tốn. Từ năm 2000 đến 2008, thu ngân sách từ các DNNN giảm từ 21,7% xuống còn 16,43%, trong khi của khu vực tư nhân tăng từ 11,61% lên 20,96%.

Bên cạnh đó, thực tế hoạt động của các DNNN trong thời gian qua có nhiều bất cập, không phù hợp với thực tiễn và không mang lại hiệu quả trong việc quản lý vốn nhà nước tại DNNN. Mặc dù được trao cho những đặc quyền, ưu đãi về vốn, tài nguyên và được bảo hộ vô điều kiện, nhưng các con số thống kê chính thức cho thấy, đóng góp DNNN trong nền kinh tế không đáng kể. Theo số liệu từ Trung tâm thông tin và dự báo kinh tế - xã hội quốc gia (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), vốn đầu tư của khu vực kinh tế nhà nước luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn đấu tư phát triển toàn xã hội.

Từ năm 2000 đến 2007 mặc dù tỷ trọng vốn đầu tư của DNNN giảm từ 59,14% xuống 43,3%, nhưng nhìn chung vẫn chiếm phần lớn trong tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội. Ngoài ra, vốn kinh doanh và tài sản cố định của DNNN cũng tăng nhanh và chiếm tỷ trọng cao, với khoảng 50%. Mặc dù sử dụng nguồn lực lớn, nhưng doanh thu của DNNN lại ở mức thấp, chiếm 31,5% trong tổng doanh thu của doanh nghiệp vào năm 2007.

Trong tỷ lệ đóng góp vào GDP của các thành phần kinh tế, đóng góp của DNNN chỉ ở mức 27% trong năm 2008. Ngoài ra, DNNN cũng không tạo thêm công ăn việc làm, và làm mất đi hơn 182.000 việc làm từ năm 2000 đến 2006. Giá trị sản xuất công nghiệp DNNN tạo ra cũng chỉ chiếm 20% trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp của các thành phần kinh tế.

Từ đó, cho thấy việc các DNNN áp dụng các mô hình quản lý theo Luật Doanh nghiệp đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là chưa đầy đủ vì DNNN khác với các doanh nghiệp thông thường là do Nhà nước cấp vốn nên Nhà nước phải có cơ chế quản lý phần vốn đó chặt chẽ, đúng mục đích. Có như vậy mới quản lý có hiệu quả vốn nhà nước và tránh gây thất thoát nghiêm trọng. Và nên kiểm soát, giám sát chạt chẽ từ bên ngoài thì sẽ khó tránh khỏi tình trạng “mất bò mới lo làm chuồng”.

Ngoài ra, kinh nghiệm quốc tế đã chỉ ra rằng, chỉ có thể quản lý, kiểm soát có hiệu quả hoạt động của DNNN nếu số lượng DNNN còn ít (càng ít càng kiểm soát tốt). Vì vậy, thiết nghĩ DNNN chỉ nên hoạt động trong lĩnh vực đặc thù cần sự điều tiết của Nhà nước như dầu khí, năng lượng và chỉ nên duy trì độc quyền nhà nước trong một vài lĩnh vực công cộng như hàng không, đường sắt.

Từ tầm nhìn đến… vệt lõm pháp lý


DNNN là công cụ thực hiện chính sách công nghiệp hóa, chuyển đổi cơ cấu kinh tế lên bước phát triển cao hơn, giá trị gia tăng cao hơn. Ngoài ra, kinh tế nhà nước, bao gồm DNNN, giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế, nên DNNN mặc nhiên được xem là xương sống của nền kinh tế, nhiều người có suy nghĩ rằng nếu DNNN phá sản sẽ gây mất mát. Và cũng từ tầm nhìn như vậymà Nhà nước đã trao cho các DNNN những đặc quyền không đáng có.

Thêm vào đó, việc có những vệt lõm pháp lý như việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu tại các công ty mới chuyển đổi sang mô hình công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu theo Nghị định 25/2010/NĐ-CP chưa có quy định pháp lý nào điều chỉnh. Khoảng trống pháp lý này đang khiến các DNNN, đặc biệt là các tập đoàn, tổng công ty lớn, không biết phải thực hiện theo quy định nào trong khi chờ Bộ Kế hoạch và Đầu tư soạn thảo nghị định sửa đổi Nghị định 132 để trình Chính phủ ban hành.

Chính điều này đã dẫn đến việc có quá nhiều đầu mối thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu. Và hệ quả là quản lý không hiệu quả, mỗi cơ quan làm một phần, không có ai chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện, tình trạng “cha chung không ai khóc” kéo dài, không có hồi kết. Vốn nhà nước cấp cho DNNN do doanh nghiệp tự quyết định việc sử dụng, sử dụng xong báo cáo bộ/UBND tỉnh, rồi lại được tổng hợp tiếp tục báo cáo lên cấp trên.

Những báo cáo định kỳ như vậy hầu như không mang lại hiệu quả gì, chỉ đến khi xảy ra hậu quả sử dụng vốn nhà nước không hiệu quả, lỗ triền miên, có nguy cơ phá sản như vụ Vinashin thì mới đặt ra vấn đề trách nhiệm của cơ quan quản lý vốn nhà nước.

Động thái mới đây của chính phủ, nhằm đưa ra giải pháp tình thế bằng ban hành Văn bản 1626, tạm thời quy định các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu áp dụng các quy định về tổ chức thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước tại Nghị định 25/2010. Đối với các tổng công ty 91, áp dụng các quy định tại Nghị định 132/2005, Nghị định 86/2006 và Nghị định 25/2010. Còn các tập đoàn kinh tế nhà nước thì áp dụng các quy định tại Nghị định 101/2009...

Tuy nhiên, dù đã chuyển đổi về mô hình, nhưng thực chất họ vẫn là doanh nghiệp hoạt động bằng vốn của Nhà nước, nên Nhà nước vẫn phải quản lý chặt chẽ hơn, khác với các doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp.

(tamnhin)

  • Giá điện theo cơ chế thị trường: Chưa đủ minh bạch
  • Xác định lại lĩnh vực hoạt động của DNNN
  • Đầu tàu kinh tế và cơ chế
  • Thị trường bò sữa giống tăng mạnh “Sốt” ảo hay “sốt” thật?
  • Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về CNTT và truyền thông
  • Giá cao, không còn lúa bán!
  • Chính phủ: CPI năm 2011 tăng khoảng 7%
  • Con số thống kê: Cố cất tiếng nói trung thực
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi