Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Giá điện theo cơ chế thị trường: Chưa đủ minh bạch

Trong dự thảo mới nhất về giá điện theo cơ chế thị trường vừa được Bộ Công Thương trình Thủ tướng Chính phủ, giá điện sẽ được xây dựng trên nguyên tắc đảm bảo thu hồi chi phí cho sản xuất kinh doanh điện, hạch toán riêng để đảm bảo minh bạch trong quá trình sản xuất điện.

Tuy nhiên, đi cùng với cơ chế giá, dư luận đòi hỏi một thiết kế thị trường minh bạch thì vẫn chưa có lời giải.

Theo Bộ Công Thương, nguyên tắc điều chỉnh giá điện theo cơ chế thị trường, là hằng quý, căn cứ vào giá nhiên liệu, tỉ giá ngoại tệ, cơ cấu sản lượng điện phát, đơn vị bán buôn điện (ở đây là Cty mua bán điện duy nhất trên thị trường) sẽ phải tính toán, kiểm tra tác động của các biến động đầu vào lên giá bán điện bình quân cơ sở trong quý tiếp theo để xem xét điều chỉnh giá điện. Trường hợp các yếu tố đầu vào tăng (hoặc giảm) vượt quá ngưỡng cho phép điều chỉnh thì được áp dụng biện pháp điều chỉnh giá.

Hằng năm, Cty mua bán điện (Cty mua buôn) sẽ xây dựng phương án giá điện bình quân cơ sở cho năm tiếp theo trình Bộ Công Thương. Trường hợp các yếu tố đầu vào biến động làm cho giá điện bình quân quý tăng vượt từ 1-5% (# 5%) so với giá điện bình quân cơ sở quý, Cty mua buôn được phép tăng giá điện bình quân quý tương ứng. Trường hợp các yếu tố đầu vào biến động làm cho giá điện bình quân tính toán quý tăng vượt 5% đến 10% so với giá điện bình quân cơ sở quý, Cty mua buôn được phép tăng giá 5%, đồng thời cộng thêm 70% của mức trên 5% đến 10%. Phần chênh lệch chi phí còn lại được điều chỉnh vào các quý kế tiếp để bình ổn giá điện. Khi giá đầu vào tăng trên 10% và việc tăng giá có ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân, Thủ tướng Chính phủ công bố áp dụng các biện pháp bình ổn giá thông qua cơ chế bình ổn giá. Chênh lệch chi phí phát điện do biến động yếu tố đầu vào trong quý IV hằng năm sẽ được tính toán để điều chỉnh vào quý I của năm kế tiếp.

Trường hợp các yếu tố đầu vào biến động làm cho giá điện bình quân quý giảm hoặc tăng trong phạm vi 1% thì sẽ không được điều chỉnh giá. Nếu giảm liên tiếp từ trên 1-10% thì Cty bán buôn điện cũng phải giảm giá điện tương ứng; trường hợp giá đầu vào giảm trên 10%, Cty bán buôn điện giảm giá điện khi cơ quan có thẩm quyền xem xét áp dụng cơ chế bình ổn giá tùy thuộc vào tình hình kinh tế - xã hội. Trong cơ cấu giá điện, các thành phần giá không thay đổi trong năm gồm: Giá truyền tải điện bình quân năm, giá điều hành - quản lý ngành và dịch vụ phụ trợ bình quân năm, giá phân phối và bán lẻ điện bình quân năm.

Khó có cạnh tranh thực sự


Mặc dù theo Bộ Công Thương, việc thiết lập cơ chế điều chỉnh giá điện sẽ theo nguyên tắc hạch toán riêng biệt, từng khâu để đảm bảo minh bạch; đồng thời có cơ chế hình thành quỹ hỗ trợ phát triển điện ở khu vực nông thôn, hải đảo... thì với nguyên tắc điều chỉnh giá nêu trên, vẫn chưa thấy có nguồn thu để bù cho lĩnh vực công ích. Việc lập quỹ bình ổn giá được xem như một giải pháp hữu hiệu để không tăng giá điện quá dày, quá nhanh, nhưng hiện tại thị trường được thiết kế ở giai đoạn đầu (thị trường phát điện cạnh tranh với một người mua duy nhất) thì việc lập và điều hành quỹ bình ổn giá cũng phải được giám sát chặt chẽ.

Thêm vào đó, hiện đơn vị mua buôn điện duy nhất là Cty mua bán điện và đơn vị vận hành hệ thống và thị trường điện là Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia vẫn trực thuộc Tập đoàn Điện lực VN (EVN) cần phải được tách ra độc lập, theo hướng không có chung quyền lợi với các đơn vị phát điện (các nhà máy điện trực thuộc EVN). Bởi nếu trong cùng hệ thống, người mua buôn duy nhất, đồng thời có quyền lợi ở khâu phát điện thì thị trường điện sẽ hết sức méo mó. “Khi đó, ai đảm bảo là anh mua buôn điện không vì lợi ích cục bộ mà làm sai lệch các thông tin thị trường. Thị trường điện vận hành lệch lạc sẽ không thể nói đến chuyện giá điện minh bạch” - một chuyên gia kinh tế nhận xét.

Khi áp dụng giá điện theo cơ chế thị trường thì điều kiện cần và đủ là thiết kế thị trường đã hoàn chỉnh (không có bóng dáng độc quyền chi phối). Chính vì vậy, không phải ngẫu nhiên mà dư luận đòi hỏi việc tái cơ cấu EVN phải đi song hành với yêu cầu minh bạch, công khai có yếu tố hình thành giá điện, để người tiêu dùng cảm thấy yên tâm là giá này là giá cạnh tranh, không phải giá độc quyền.  

(Báo Lao Động)

  • Ai kiểm soát doanh nghiệp nhà nước?
  • Xác định lại lĩnh vực hoạt động của DNNN
  • Đầu tàu kinh tế và cơ chế
  • Thị trường bò sữa giống tăng mạnh “Sốt” ảo hay “sốt” thật?
  • Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về CNTT và truyền thông
  • Giá cao, không còn lúa bán!
  • Chính phủ: CPI năm 2011 tăng khoảng 7%
  • Con số thống kê: Cố cất tiếng nói trung thực
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi