Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Xác định lại lĩnh vực hoạt động của DNNN

Các chuyên gia kinh tế đóng góp ý kiến cho các vấn đề hiện nay của doanh nghiệp nhà nước - Ảnh: Thu Nguyệt

Cần xác định lại lĩnh vực hoạt động và làm rõ nhiệm vụ của doanh nghiệp nhà nước là một trong những đề xuất được nhiều chuyên gia kinh tế đưa ra xoay quanh việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước.

Phát biểu trong hội thảo kinh tế của Ủy ban kinh tế của Quốc hội hôm 22-9, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng quá trình cải cách doanh nghiệp nhà nước (DNNN) trong thời gian qua là chưa thành công, và còn tồn tại quá nhiều cản trở cho việc cơ cấu lại DNNN.

Theo ông Nguyễn Đình Cung, Viện phó Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương, nguyên nhân là do thể chế và công cụ thực hiện quyền sở hữu nhà nước không phù hợp, DNNN hoạt động không theo cơ chế thị trường. Ngoài ra, kinh tế nhà nước, bao gồm DNNN, giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế, nên DNNN mặc nhiên được xem là xương sống của nền kinh tế, nhiều người có suy nghĩ rằng nếu DNNN phá sản sẽ gây mất mát.

Theo ông Cung, lối nghĩ này chi phối hành vi của những người quản lý DNNN, vì họ tin rằng DNNN không thể bị phá sản. “Chúng ta đã mặc cho DNNN cái áo mà nó không đáng mặc”, ông Cung nói. Do đó, theo một số chuyên gia tại buổi hội thảo, cần phải xác định rõ vai trò của DNNN.

Mục tiêu của DNNN là công cụ thực hiện chính sách công nghiệp hóa, chuyển đổi cơ cấu kinh tế lên bước phát triển cao hơn, giá trị gia tăng cao hơn. Do đó, DNNN chỉ nên hoạt động trong những ngành then chốt, như điện, khoáng sản,… và chỉ ở những lĩnh vực sản phẩm mà tất cả người dân, kể cả người nghèo, đều dùng đến để đảm bảo công bằng xã hội.

Sắp tới đây, không may có DNNN rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán, thì phải để doanh nghiệp và chủ nợ tự cơ cấu lại, hoặc để cho phá sản, theo ông Nguyễn Đình Cung.

Sự kém hiệu quả của DNNN đang góp phần gây bât ổn kinh tế vĩ mô, tăng lạm phát. Thành tích đóng góp bấy lâu của các DNNN vào nền kinh tế chẳng có ý nghĩa gì.

Các số liệu cho thấy những lời ca tụng kiểu “nộp ngân sách nhà nước của các doanh nghiệp nhà nước lên đến 40% tổng thu ngân sách” là sự nhận vơ hoàn toàn phi lý, theo tiến sĩ Nguyễn Quang A.

DNNN phải rút dần ra khỏi những ngành mà doanh nghiệp tư nhân đã phát triển mạnh, chứ không phải dùng đặc quyền về vốn, tài nguyên, để cạnh tranh với doanh nghiệp nhỏ, ở những lĩnh vực như khách sạn, nhà hàng...

Theo ông Trương Đình Tuyển, thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia, phải định vị lại những lĩnh vực DNNN hoạt động và phải chuyên môn hóa thay vì hoạt động đa ngành, chạy theo lợi nhuận trước mắt.

“Những lĩnh vực này phải ít thôi, phải phù hợp với xu thế phát triển của thế giới, phù hợp với nền kinh tế hiện đại, tạo ra giá trị cao. Hoạt động của DNNN là để phục vụ cho chính sách công nghiệp của Chính phủ. Nhưng, chẳng hạn như, dầu khí thay vì đi sâu vào công nghệ khoan dầu thì nay lại đi vào những thứ linh tinh”, ông Tuyển cho biết.

Ngoài ra, một số giải pháp cũng được đưa ra, như minh bạch hóa thông tin về tình hình tài chính, sản xuất và kinh doanh, ràng buộc trách nhiệm những người đứng đầu DNNN, chấm dứt bảo hộ, bao cấp, ưu đãi cho DNNN. Tạo điều kiện cho doanh nghiệp tư nhân phát triển lành mạnh để trong 5 năm nữa, DNNN chỉ chiếm 10% tổng số doanh nghiệp và chỉ hoạt động ở những vị trí cốt lõi mà doanh nghiệp tư nhân thực sự không đủ sức hoạt động.

Mặc dù được trao cho những đặc quyền, ưu đãi về vốn, tài nguyên và được bảo hộ vô điều kiện, nhưng các con số thống kê chính thức cho thấy, đóng góp DNNN trong nền kinh tế không đáng kể. Theo số liệu từ Trung tâm thông tin và dự báo kinh tế - xã hội quốc gia (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), vốn đầu tư của khu vực kinh tế nhà nước luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn đấu tư phát triển toàn xã hội.

Từ năm 2000 đến 2007 mặc dù tỷ trọng vốn đầu tư của DNNN giảm từ 59,14% xuống 43,3%, nhưng nhìn chung vẫn chiếm phần lớn trong tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội. Ngoài ra, vốn kinh doanh và tài sản cố định của DNNN cũng tăng nhanh và chiếm tỷ trọng cao, với khoảng 50%. Mặc dù sử dụng nguồn lực lớn, nhưng doanh thu của DNNN lại ở mức thấp, chiếm 31,5% trong tổng doanh thu của doanh nghiệp vào năm 2007.

Trong tỷ lệ đóng góp vào GDP của các thành phần kinh tế, đóng góp của DNNN chỉ ở mức 27% trong năm 2008. Ngoài ra, DNNN cũng không tạo thêm công ăn việc làm, và làm mất đi hơn 182.000 việc làm từ năm 2000 đến 2006. Giá trị sản xuất công nghiệp DNNN tạo ra cũng chỉ chiếm 20% trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp của các thành phần kinh tế.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, “thành tích” nộp ngân sách của DNNN cũng khá khiêm tốn. Từ năm 2000 đến 2008, thu ngân sách từ các DNNN giảm từ 21,7% xuống còn 16,43%, trong khi của khu vực tư nhân tăng từ 11,61% lên 20,96%.

(Theo Thu Nguyệt // Thời báo kinh tế Sài Gòn)

  • Đầu tàu kinh tế và cơ chế
  • Thị trường bò sữa giống tăng mạnh “Sốt” ảo hay “sốt” thật?
  • Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về CNTT và truyền thông
  • Giá cao, không còn lúa bán!
  • Chính phủ: CPI năm 2011 tăng khoảng 7%
  • Con số thống kê: Cố cất tiếng nói trung thực
  • Không thể vô cảm trước tổn thất về đa dạng sinh học
  • Qua rồi thời “quản không được thì cấm”
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi