Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Việt Nam sẽ kiểm soát được lạm phát

Theo Chủ tịch ADB, lạm phát tại châu Á và Việt Nam nói riêng sẽ không tiếp tục leo thang nếu tiếp tục thực hiện tốt các gói chính sách hiện nay.

Tại cuộc họp báo Bế mạc Hội nghị thường niên ADB thứ 44 diễn ra chiều nay (6/5), Chủ tịch ADB, ông Kuroda đánh giá, lạm phát khu vực châu Á sẽ không thể tiếp tục leo thang lên phi mã. Và kể cả những quốc gia có tình hình lạm phát trầm trọng nhất cũng có thể vượt qua, thời gian đạt được kết quả có thể khác nhau.
 
Một số quốc gia cần phải tăng cường hơn nữa những chính sách kiềm chế lạm phát, trong đó có việc điều chỉnh tỷ giá, kiểm soát tăng giá tiêu dùng trong nước. Đồng thời, các Chính phủ trong khu vực phải có được sự dự đoán tốt với tình hình thế giới để có chính sách phù hợp.
 
Riêng với Việt Nam, hiện nay đang phải đối mặt với lạm phát hai con số. Kinh tế Việt Nam rất mở và chịu những tác động, ảnh hưởng bên ngoài bao gồm giá lương thực và giá dầu, tình trạng tăng giá tiêu dùng trên thế giới.
 
Tuy nhiên, ông Kuroda đánh giá nếu Việt Nam thực hiện tốt Nghị quyết 11 với 6 điểm trong đó có chính sách thắt chặt tiền tệ thì sẽ kiểm soát được lạm phát vào thời gian tới.
 
ADB sẽ tập trung đầu tư vào các dự án năng lượng
 
Ông Kuroda cho biết, cách đây vài năm ADB đã thông qua sáng kiến về năng lượng xanh, đến nay vẫn tiếp tục mở rộng, phát triển. Hiện tại, ngân hàng đang hướng tới một hệ thống hỗ trợ trị giá 2 tỷ USD.
 
Bên cạnh đó, ADB cũng đầu tư cho năng lượng tái tạo bao gồm năng lượng mặt trời, năng lượng gió, và năng lượng sinh khối.
 
Mục tiêu của ADB nhằm giúp các quốc gia giảm thiểu phát thải khí nhà kính, về dài hạn có thể tìm được những nguồn năng lượng thay thế cho năng lượng hóa thạch.
 
Trong các quốc gia nhận được các gõi hỗ trợ này, ADB tập trung cho các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam và đây là một lĩnh vực ADB sẽ đầu tư dài hạn.
 
Về những hợp tác đầu tư cơ sở hạ tầng xuyên biên giới, ông Kuroda bày tỏ quan điểm, các dự án phải mang lại lợi ích cho tất cả các quốc gia thành viên trên cơ sở tất cả đều có lợi.
 
ADB cũng đã đầu tư vào các dự án tiểu vùng như Tiểu vùng Mê Kông mở rộng cũng như khuôn khổ hợp tác Trung Á, và đem lại tác động tích cực cho phát triển kinh tế của khu vực.
 
Ông Kuroda nhấn mạnh, nếu như không sự hỗ trợ xuyên biên giới về hạ tầng cơ sở thì không thể có phát triển chung để tăng cường giao dịch thương mại, trao đổi tài chính, dịch chuyển vốn.
 
Do các dự án cơ sở hạ tầng có thời hạn giải ngân vốn kéo dài, do vậy, ADB sẽ cân nhắc và tính toán về những tác động chính sách, môi trường đầu tư để thu được hiệu quả và có những cam kết chắc chắn.

(Báo Điện tử Doanh nhân Việt Nam toàn cầu)

  • "Vấn đề nằm trong chính nội tại của doanh nghiệp"
  • Lựa theo chiều gió
  • CPI 2011 ở mức 11,75% liệu có khả thi?
  • Việt Nam mục tiêu tăng trưởng 7%/năm trong 5 năm tới
  • Thủ tướng: 'Việt Nam vẫn là nước nghèo'
  • Việt Nam sẽ nhận được những khoản vay rất lớn từ ADB
  • ‘Lình xình’ thuế thu nhập cá nhân (kỳ 1)
  • Kinh tế Việt Nam muốn tăng trưởng bền vững: Năng suất và đổi mới là then chốt
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi