Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

“Đáy” khủng hoảng: Đừng nôn nóng chủ quan

Ở thời điểm hiện nay, khái niệm “đáy” khủng hoảng dường như vẫn là một sự hình dung nôn nóng của những người theo trường phái lạc quan.

Tại diễn đàn của The Club CEO & CIO, diễn ra tại Hà Nội ngày 28/5 vừa qua, một vài diễn giả đã nhắc đến một đánh giá khá độc lập được đăng tải trên một tờ báo nước ngoài rằng: “Xưa nay các nhà nghiên cứu kinh tế chưa có dự báo gì đúng về kinh tế cả.”

Một diễn giả đặt vấn đề: “Vì sao các nhà kinh tế hay sai lầm? Do họ quá kiêu hãnh? Do đã “chính trị hóa” các dự báo? Hay vì họ thường ngồi ở các khách sạn 5 sao để đưa ra những dự báo?”

Ở phương diện nào đó, có thể hiểu đó là một dấu hiệu “tự chỉ trích” của giới nghiên cứu kinh tế. Nhưng dù sao vẫn phải đưa ra những nhận định cần thiết về triển vọng thoát khỏi khủng hoảng, một khi đã có “những tín hiệu” le lói cho thấy một cục diện mới của thế giới sau khủng hoảng.

Cho rằng cơn khủng hoảng toàn cầu mà cả thế giới đang chịu trận hiện nay có xuất phát điểm từ sự sụp đổ của hệ thống tài chính tiền tệ, trở thành “khủng hoảng thật” khi lan sang lĩnh vực sản xuất kinh doanh và công ăn việc làm của người lao động, thậm chí “làm thay đổi một số chính phủ”, nhà nghiên cứu Lê Đăng Doanh nói, hiện thế giới có hai “trung tâm khủng hoảng” là Mỹ và châu Âu (dù có nhiều phát biểu xem nhẹ hậu quả khủng hoảng ở khu vực này).

Đáng chú ý, các tổ chức quốc tế lớn như Quỹ Tiền tệ Quốc tế, cho đến thời điểm này hầu như vẫn chưa đưa ra một khuyến cáo gì về việc tới đây khủng hoảng sẽ được phục hồi như thế nào.

Về một số dự báo điểm đáy của khủng hoảng sẽ dừng ở “cuối quý 3, quý 4 năm 2009,” ông Doanh “biên tập” lại: “Nói đúng hơn là vào lúc đó tốc độ rơi tự do của khủng hoảng sẽ chậm lại và nền kinh tế thế giới sẽ có sự phục hồi nào đấy. Tôi tin đó là sự phục hồi cục bộ, sự phục hồi từng bộ phận. Một vài ngân hàng, một vài thị trường ấm lên. Nhưng nói chung, hậu quả vẫn rất nặng nề. Khối tài sản mất đi do khủng hoảng rất lớn, nền kinh tế cần có thời gian để hồi phục dần dần, chứ không phải là cứ thế 'thừa thắng xông lên,' phơi phới ngay được. Châu Á có thể mất 4 đến 5 năm. Một số nước sẽ phải mất 6 đến 8 năm.”

Dù “ở xa,” song Việt Nam vẫn phải chịu ảnh hưởng nặng nề của cơn “động đất” ấy. Nhận định thẳng thắn này có phần khác với những phát biểu tránh né trước đây như “Việt Nam ít chịu ảnh hưởng” hoặc “ Ảnh hưởng không đáng kể.” Bằng chứng là giá trị xuất khẩu vốn chiếm tỷ trọng 72% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP), khi các thị trường lớn và truyền thống như Mỹ, Nhật, châu Âu đều bị khủng hoảng nặng nề và thu hẹp, thì cái nguồn thu ngoại tệ ấy cũng bị “sang chấn” nặng.

Việc củng cố thị trường trong nước, có thể là một cú ngoái đầu chậm của một số doanh nghiệp vốn chỉ “sống bằng xuất khẩu,” nhưng vô cùng quan trọng.

Trong bối cảnh chưa thể khẳng định được đâu là đáy khủng hoảng, và những tín hiệu phục hồi của nền kinh tế thế giới còn rất mong manh, bất định, sự “biết mình biết người” xem ra vẫn là một phương châm sống còn.

Đó cũng là điều mà tiến sĩ Lê Đăng Doanh đặc biệt lưu ý các doanh nghiệp: Tôi mong rằng các doanh nghiệp không “xây lâu đài” trong bối cảnh tình hình đang còn nhiều biến động về tài chính, giá cả như hiện nay, tốt nhất là theo phương châm “đánh chắc, thắng chắc” mà triển khai từng dự án, tránh rủi ro...

Ông Doanh cho biết thêm: Chúng ta có một nền nông nghiệp tốt, năm nay có mức tăng trưởng khoảng 1,8%. Các nước khủng hoảng có thể tiết kiệm các chi phí khác nhưng không thể không mua gạo, càphê, cá... Do vậy, nông sản của ta vẫn có thị trường, dù giá hạ. Hơn nữa, chúng ta có khối kinh tế tư nhân có sức chịu đựng cực tốt, vượt khó giỏi, nên trong tháng 4, tháng 5 này, kinh tế quốc doanh sụt giảm nhưng kinh tế tư nhân vẫn tăng trưởng. Hai thế mạnh đó sẽ giúp Việt Nam tăng trưởng 4-5% trong năm nay./.

(Theo Doanh nhân // Vietnam+)

  • “Sính” công nghệ ngoại
  • Nhập cư vào Hà Nội: Thực trạng và biện pháp quản lý
  • Từ kích cầu nội địa đến người Việt hàng Việt : “Cây cầu quá xa”
  • Đo tác động của kích cầu
  • Giải pháp quan trọng để thoát khỏi khủng hoảng:Tái cơ cấu nền kinh tế
  • 15 năm phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa
  • Kích cầu dễ dẫn tới xin - cho, bao cấp
  • Chỉ số giá tiêu dùng tăng gần 11,59% so với năm 2008
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi