Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

“Sính” công nghệ ngoại

Tâm lý sính ngoại không chỉ tồn tại trong lĩnh vực tiêu dùng mà còn trong lĩnh vực đầu tư công nghệ sản xuất. Thực tế khảo sát trình độ công nghệ tại các doanh nghiệp sản xuất do Sở Khoa học và Công nghệ TPHCM thực hiện cho thấy có đến hơn 90% doanh nghiệp nhập khẩu dây chuyền công nghệ. Trong đó, có những công nghệ mà ngay tại Việt Nam đã sản xuất được và chất lượng không thua kém gì.


Đơn cử, Sở Khoa học và Công nghệ TPHCM vừa tiến hành nghiệm thu đề tài chế tạo thành công máy tách nước khỏi mật ong do kỹ sư Huỳnh Tiến Trung, Phân viện Cơ điện nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch, chế tạo. Loại máy này có kích thước nhỏ gọn, dễ làm vệ sinh. Chất lượng mật ong sau khi tách nước không hề có bọt khí tồn đọng nên thường không phát sinh các nấm mốc hữu khí và bị lên men chua trong quá trình tồn trữ và bảo quản.


Nếu so với loại máy nhập khẩu có giá cao từ 700 triệu đến 1,5 tỷ đồng, cồng kềnh, khó lau chùi phía trong nên không đảm bảo vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm; chất lượng mật sau khi tách giảm bị mất màu và đặc biệt vẫn còn những bọt khí… thì loại máy nội này nhiều ưu điểm vượt trội. Trên thực tế, thời gian qua có đến hơn 20% mật thành phẩm xuất khẩu của nước ta bị trả về do không đạt về chất lượng.


Tương tự, trường hợp máy lọc nước biển thành nước ngọt cũng đã được chế tạo thành công trong nước, với chất lượng không kém hàng ngoại nhập, nhưng có giá thành thấp chỉ bằng 1/3 giá hàng ngoại nhập… Điều đáng nói là nhu cầu sử dụng các loại máy nội, chất lượng ngoại, hiện còn khá khiêm tốn.


Việc sính công nghệ ngoại một phần xuất phát từ thực tế ngành công nghiệp cơ khí chế tạo của ta chưa đáp ứng nhu cầu sử dụng trong nước. Nhưng đó còn là do tâm lý chủ đầu tư cho rằng chất lượng công nghệ ngoại nhập luôn bền và tốt hơn công nghệ trong nước; các hoạt động hậu mãi, chăm sóc khách hàng của nước ngoài cũng tốt hơn. Trong khi đó, thực tế không hoàn toàn đúng như vậy.


Nếu người tiêu dùng có sự lựa chọn cẩn trọng, nhưng thông minh, thì chắc chắn sẽ có thể tiết giảm một khoản chi phí đáng kể trong đầu tư sản xuất. Mặt khác, về phía cơ quan chức năng, nếu có những biện pháp hiệu quả hơn trong việc tư vấn khuyến khích doanh nghiệp chế tạo và sử dụng công nghệ nội địa, thì chắc chắn rằng trong thời gian không xa, mục tiêu từng bước nội địa hóa công nghệ sản xuất trở thành phổ biến

(Theo SGGP)

  • “Đáy” khủng hoảng: Đừng nôn nóng chủ quan
  • Nhập cư vào Hà Nội: Thực trạng và biện pháp quản lý
  • Từ kích cầu nội địa đến người Việt hàng Việt : “Cây cầu quá xa”
  • Đo tác động của kích cầu
  • Giải pháp quan trọng để thoát khỏi khủng hoảng:Tái cơ cấu nền kinh tế
  • 15 năm phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa
  • Kích cầu dễ dẫn tới xin - cho, bao cấp
  • Chỉ số giá tiêu dùng tăng gần 11,59% so với năm 2008
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi