Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Để doanh nghiệp tư nhân Việt Nam vươn tới tầm cao mới

Đầu tư của DNTN vẫn tập trung nhiều vào lĩnh vực sử dụng nhiều lao động, công nghệ thấp. Môi trường kinh doanh cũng như những hạn chế về trình độ quản trị, điều hành, vốn, công nghệ… vẫn là những rào cản.  

Số DNTN đầu tư vào lĩnh vực được sử dụng công nghệ cao còn thấp.

Ngày 12/10, Tổ Công tác Thi hành Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư của UNDP đã có báo cáo" Vươn tới tầm cao mới - Rà soát một số chỉ số và chính sách nhằm nâng cao chất lượng doanh nghiệp tư nhân (DNTN) trong thời gian tới".

Số lượng tăng nhanh hơn chất lượng

Theo báo cáo, số lượng doanh nghiệp đăng ký tăng lên tới 415.000 doanh nghiệp năm 2009. Tuy nhiên, đầu tư của DNTN vẫn tập trung nhiều vào lĩnh vực sử dụng nhiều lao động, công nghệ thấp. Số DN đầu tư vào lĩnh vực được sử dụng công nghệ cao, nhiều vốn như tài chính,  giáo dục đào tạo, nghiên cứu khoa học, dịch vụ chỉ chiếm 19,5%  và thu hút khoảng 12,7% số lao động.

Có khoảng 14% số DN điều tra chưa nghiên cứu nghiêm túc những ưu đãi về thuế, 56 % các DN được hỏi cho biết thủ tục DN được ưu đãi đầu tư khá phức tạp. Nhiều doanh nghiệp cho rằng các ưu đãi về thuế thu nhập cũng tốt nhưng không ảnh hưởng đến quyết định đầu tư bằng những yếu tố khác như cơ sơ hạ tầng, môi trường kinh doanh…

DNTN cũng chưa được định hướng hoặc được hỗ trợ bởi các chính sách .

Cần được hỗ trợ phát triển theo chiều sâu

TS. Lê Duy Bình, đại diện Tổ công tác cho rằng:  Chính phủ cần tiếp tục phát huy vai trò cung cấp thông tin, định hướng cho hoạt động đầu tư, đồng thời cần có sự cân bằng trong khuyến khích đầu tư trong nước với nước ngoài.

Nhiều ý kiến cho rằng,  ngoại trừ một số DN “đại gia” như Đồng Tâm, Kinh Đô, Trung Nguyên, Hòa Phát, Hoàng Anh Gia Lai, Saigon Invest, SSI, CMC…còn khá nhiều DNTN “không thể hoặc quá chậm lớn” vì sự phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa rất gian nan. Môi trường kinh doanh cũng như những hạn chế về trình độ quản trị, điều hành, vốn, công nghệ… vẫn là những rào cản.  

Chẳng hạn, DNTN chịu gánh nặng lớn từ chi phí đầu vào, như mặt bằng sản xuất DNTN phải thuê giá cao trong khi DNNN và DN khu vực FDI được giao hoặc thuê mặt bằng với chi phí rất thấp. 

Tín dụng đối với DNTN cũng gặp khó khăn hơn, do những quy định về tài sản thế chấp, do đó khó huy động vốn, đặc biệt vốn trung và dài hạn, vì vậy chi phí vốn của DNTN là rất cao.

Thực tế, DNTN  ít được tham gia  vào những ngành mang lại lợi nhuận cao như viễn thông, ngân hàng ...hoặc các dịch vụ mua sắm công có doanh thu cũng như lợi nhuận hấp dẫn.

Báo cáo đề xuất những chính sách khuyến khích để giúp hình thành những DNTN lớn, thật sự có tiềm lực, có khả năng cạnh tranh trên thị trường. Ví dụ, các chính sách ưu đãi về thuế cần phải cải tiến hơn nữa, cần có tính chọn lọc và điều chỉnh phù hợp với thực tế.

(Theo Huy Thắng // Tin Chính phủ)

  • Việt Nam đang là thị trường phần cứng hấp dẫn
  • Trung Quốc: Kẻ khổng lồ bên cạnh ta
  • Hội chứng “number one”
  • Bộ Kế hoạch và Đầu tư dựng kịch bản kinh tế 2011
  • Phân bổ ngân sách 2011-2015: Nước chảy chỗ trũng
  • Mong muốn và hiện thực
  • 5 thách thức với kinh tế Việt Nam cuối năm
  • “Phải hỏi ý kiến dân khi bỏ hội đồng nhân dân”
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi