Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Việt Nam đang là thị trường phần cứng hấp dẫn

Tuy doanh số năm rồi sụt giảm song thị trường công nghiệp điện tử và phần cứng máy tính vẫn được đánh giá là nhiều tiềm năng, sẽ đem về nguồn thu lớn.

Theo Bộ công thương,, doanh thu của phần máy tính thương hiệu Việt Nam năm 2009 chỉ ở mức 200 triệu USD, chỉ chiếm khoảng 3% so với thị trường (6,4 tỉ USD), một con số quá nhỏ bé so với tiềm năng.

Doanh thu cao nhưng lợi nhuận thấp

Cùng đó có đến 98% thị phần xuất khẩu tại Việt Nam là của các công ty có vốn đầu tư nước ngoài, 2% còn lại thuộc về các doanh nghiệp nội.

Tốc độ tăng trưởng doanh thu trước năm 2007 luôn duy trì mức 20%, tuy nhiên, đến năm 2008 và 2009, do tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, mức tăng trưởng này sụt giảm còn 14%-15%. Mặc dù giảm, nhưng thị trường phần cứng Việt Nam vẫn được đánh giá là còn nhiều hấp dẫn cho các nhà đầu tư.

Theo ông Phí Anh Tuấn, Phó chủ tịch Hiệp hội tin học TP. HCM (HCA) thì, thị trường phần cứng năm 2009 ước đạt 6.4 tỉ USD, như vậy đây là thị trường lớn, còn nhiều tiềm năng.

Theo Tiến sĩ Trần Quý Nam (Vụ Công nghệ thông tin, Bộ thông tin và truyền thông), thì công nghiệp điện tử và phần cứng đang chiếm tỉ trọng lớn, doanh thu bình quân trên mỗi lao động cao nhưng đây là lĩnh vực có giá trị gia tăng thấp, tỉ suất lợi nhuận ít hơn nhiều so với ngành công nghiệp phầm mềm và nội dung số.

Nước ngoài thèm muốn

Các công ty hàng đầu Thế giới đã và đang có những kế hoạch tấn công thị trường Việt Nam. Hiện tại Việt Nam đã có một số nhà sản xuất, phân phối lớn như Fuijtsu, Samsung, LG- Monitor, Foxcom, Intel, Canon… Hiện tại, ông lớn của ngành Công nghệ thông tin là Microsoft cũng đã chính thức tham gia thị trường phần cứng tại Việt Nam tháng 8 qua với những sản phẩm như chuột không dây Arc, bàn phím Bluetooth Mobile 6000 và LifeCam HD…

Ông Simon Tan, Điều hành cấp cao của bộ phận tiếp thị và bán lẻ của Microsoft khu vực Đông Nam Á - Thái Bình Dương cho rằng thị trường Việt Nam ngày càng phát triển và Microsoft đến Việt Nam với mong muốn thúc đẩy sự phát triển của thị trường này cũng như đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng Việt.

Theo ước tính của Hội Tin học TP.HCM (HCA), trong năm 2010 doanh thu thị trường Công nghệ thông tin Việt Nam có thể đạt hơn 7,5 tỉ USD. Trong đó, riêng nhóm sản xuất phần cứng, phân phối bán lẻ và các dịch vụ phát sinh liên quan chiếm khoảng 84%, tương đương với 4,8 tỉ USD.

(tamnhin)

  • Trung Quốc: Kẻ khổng lồ bên cạnh ta
  • Hội chứng “number one”
  • Bộ Kế hoạch và Đầu tư dựng kịch bản kinh tế 2011
  • Phân bổ ngân sách 2011-2015: Nước chảy chỗ trũng
  • Mong muốn và hiện thực
  • 5 thách thức với kinh tế Việt Nam cuối năm
  • “Phải hỏi ý kiến dân khi bỏ hội đồng nhân dân”
  • Áp lực tăng lương kép
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi