Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

5 thách thức với kinh tế Việt Nam cuối năm

Bình ổn giá, kiểm soát chặt lạm phát tiếp tục được Chính phủ xác định là nhiệm vụ trong tâm trong công tác điều hành 3 tháng cuối năm.

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết thường kỳ tháng 9, trong đó nhấn mạnh vào các giải pháp điều hành trong những tháng còn lại của năm 2010.

Tại Nghị quyết này, Chính phủ chỉ ra 5 thách thức đối với nền kinh tế trong thời gian tới, bao gồm: Chất lượng tăng trưởng chưa vững chắc với sức cạnh tranh thấp, giá cả diễn biến phức tạp, tình trạng thiếu điện chưa được khắc phục, thiên tai còn tiềm ẩn nhiều bất ổn, dịch bệnh trên vật nuôi - cây trồng có nguy cơ ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống...

Trước những thách thức này, Chính phủ xác định nhiệm vụ trọng tâm của công tác điều hành trong những tháng cuối năm là bình ổn, kiểm soát giá đặc biệt là các mặt hàng đầu vào của sản xuất, hàng tiêu dùng thiết yếu (sữa, thuốc chữa bệnh…).

Đối với chính sách tiền tệ, Chính phủ sẽ tiếp tục điều hành theo hướng chủ động, linh hoạt, phù hợp với mục tiêu tăng trưởng và yêu cầu kiềm chế lạm phát. Chính phủ dự kiến sẽ áp dụng các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức tín dụng, tiếp tục giảm lãi suất cho vay. Tỷ giá và thị trường ngoại hối sẽ được điều hành theo hướng khuyến khích phát triển sản xuất, kinh doanh, đẩy mạnh xuất khẩu, góp phần ổn định các cân đối vĩ mô.

Chính phủ cũng chủ trương phát triển thị trường nội địa, chủ động trong việc bảo đảm cân đối cung - cầu hàng hóa, đẩy mạnh việc đưa hàng về nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Thủ tướng giao cho các bộ, ngành có liên quan trực tiếp thực hiện các biện pháp hỗ trợ xuất khẩu, kiểm soát chặt nhập khẩu, đặc biệt là các mặt hàng không khuyến khích.

Đánh giá về kết quả thực hiện các mục tiêu tháng 9 và 9 tháng đầu năm, Chính phủ cho rằng tình hình kinh tế - xã hội tiếp tục chuyển biến tích cực và toàn diện. Nhiều chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch đề ra. Tuy vậy, nền kinh tế vẫn còn nhiều thách thức, đòi hỏi nỗ lực trong công tác quản lý, điều hành của Chính phủ trong 3 tháng tới.

(VnExpress)

  • “Phải hỏi ý kiến dân khi bỏ hội đồng nhân dân”
  • Áp lực tăng lương kép
  • Để chống lạm quyền và tham nhũng tài sản công
  • Xác định rõ vai trò kinh tế nhà nước
  • Doanh nhân Việt ở nước ngoài mong có cơ chế thông thoáng hơn
  • Kê khai giá: Doanh nghiệp còn thờ ơ
  • Cải cách tiền lương: Cải tổ để trả giá đúng sức lao động Bài 1: Lương cán bộ công chức: Đã xứng đồng tiền bát gạo chưa?
  • Cải cách tiền lương: Cải tổ để trả giá đúng sức lao động Bài 2: Cải cách tiền lương là...
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi