Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Doanh nghiệp Nhà nước vẫn phải nắm giữ ngành điện

 
Thủ tướng yêu cầu EVN xây dựng, trình Thủ tướng trong quý 3/2009 đề án thành lập các tổng công ty điện lực (phân phối điện).

Các tập đoàn Điện lực, Dầu khí, Than - Khoáng sản cần chiếm tỷ trọng lớn, chi phối tổng công suất nguồn điện.

Đó là chỉ đạo của Thủ tướng về đề án tái cơ cấu ngành điện, đang được Bộ Công Thương gấp rút hoàn chỉnh để trình Chính phủ phê duyệt trong thời gian tới.

Theo đó, Thủ tướng yêu cầu, việc tái cơ cấu ngành điện phải đảm bảo cung cấp đủ điện, an toàn, có chất lượng cao cho nền kinh tế  phát triển bền vững. Trong đề án phải làm rõ được từng bước thực hiện cơ chế thị trường đối với ngành điện, giá bán điện phải tạo điều kiện thu hút các thành phần kinh tế đầu tư vào ngành điện, nhưng các doanh nghiệp nhà nước vẫn phải tiếp tục giữ vai trò chủ đạo. Việc hình thành và phát triển thị trường điện phải tiến hành từng bước, chặt chẽ và vững chắc.

Về giá điện, người đứng đầu Chính phủ giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng cơ chế điều chỉnh giá điện theo cơ chế thị trường, bảo đảm các đối tượng tham gia đầu tư, kinh doanh điện bù đắp được chi phí đầu tư và có lãi hợp lý, chỉ thực hiện bù giá cho các hộ ở nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, các hộ nghèo và một số đối tượng đặc biệt khác.

Về các dự án nguồn điện, Thủ tướng giao Bộ Công Thương rà soát việc thực hiện các dự án nguồn điện theo Quy hoạch điện 6. Đối với các dự án mà chủ đầu tư không có khả năng triển khai thì giao cho chủ đầu tư khác thực hiện; các dự án chưa có chủ đầu tư thì khẩn trương tìm chủ đầu tư để thực hiện đảm bảo tiến độ đã được quy định. Bộ Công Thương có trách nhiệm ban hành quy chế điều độ hệ thống điện quốc gia.

Về cơ cấu tổ chức của Tập đoàn Điện lực (EVN), Thủ tướng yêu cầu đơn vị này xây dựng, trình Thủ tướng trong quý 3/2009 đề án thành lập các tổng công ty điện lực (phân phối điện): miền Bắc, miền Trung, miền Nam, Hà Nội và Tp.HCM, hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con, trên cơ sở tổ chức lại các công ty Điện lực 1, 2, 3, Hà Nội, Tp.HCM và các công ty điện lực địa phương, công ty TNHH một thành viên đang trực thuộc Tập đoàn Điện lực

(Theo Bảo Anh // VnEconomy)

  • Từ bài học thiếu gạo...
  • Năm 2009, dự báo lạm phát sẽ được kiểm soát an toàn
  • Các doanh nghiệp TP Hồ Chí Minh đầu tư 3.519 tỷ đồng vào Ðác Nông
  • Cơ chế giá xăng dầu: muốn theo thị trường, phải có cạnh tranh
  • Kinh doanh thời hội nhập - Chuyên nghiệp hóa tiểu thương
  • “Chỉ đường” tiếp thị nông sản
  • Chưa ai nhận được hỗ trợ do quy định quá phức tạp
  • Tiêu dùng của dân chúng sẽ tiếp tục giảm
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi