Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Từ bài học thiếu gạo...

Trước kia, nếu đi từ Hà Nội xuống Hải Phòng hay ngược lại, vào các vụ lúa, ai cũng thấy những cách đồng lúa xanh mướt mát hay vàng óng hai bên quốc lộ 5. Hải Dương, Hưng Yên và một phần Hải Phòng trước kia là một phần của Đồng bằng Bắc bộ, thế nhưng bây giờ, Đồng bằng châu thổ sông Hồng nuôi sống hàng triệu nông dân ấy bị băm nát và nhà máy san sát mọc lên.

 Do quỹ đất hạn hẹp, các tỉnh đồng bằng muốn phát triển công nghiệp phải lấy đất nông nghiệp. Điều đó cũng dễ hiểu, tuy nhiên do thiếu quy hoạch công nghiệp chung cho các tỉnh phía Bắc nên vì lợi ích cục bộ, nhiều tỉnh sẵn sàng san lấp cả các thửa "bờ xôi, ruộng mật" để mở mang nhà xưởng. Không riêng các tỉnh phía Bắc, đất nông nghiệp ở nhiều tỉnh, thành phía Nam cũng bị thu hẹp dần do các dự án đô thị mới, xây dựng nhà máy, các khu công nghiệp. Song điều đáng nói là việc cấp đất nông nghiệp cho các dự án sân golf. Trước thực trạng nhiều tỉnh, thành trên cả nước ồ ạt cấp giấy phép làm sân golf, trong đó có cả đất canh tács 3 vụ lúa, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu các  tỉnh rà soát lại giấy phép đã cấp và cương quyết tạm dừng những dự án sử dụng nhiều đất. Tại kỳ họp Quốc hội mới đây, nhiều đại biểu đã bày tỏ lo lắng, đất sản xuất lương thực bị thu hẹp không chỉ ảnh hưởng đến an ninh lương thực của quốc gia 86 triệu dân mà nông dân còn thất nghiệp. Đầu tháng 7-2008, trong hội thảo về đất nông nghiệp, người đề dẫn đã đưa ra số liệu: cả nước hiện có trên 9 triệu héc-ta đất nông nghiệp, trong đó hơn 4 triệu héc-ta đất trồng lúa. Với tốc độ chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp như hiện nay thì trung bình 1 năm Việt Nam mất 74ha. Các chuyên gia đã cảnh báo, nếu tình trạng chuyển đổi đất nông nghiệp tiếp tục diễn ra thì đến năm 2020, Việt Nam sẽ không còn là quốc gia xuất khẩu lúa gạo và sản xuất trong nước chỉ đủ cung cấp cho nhu cầu trong nước. Như thế mỗi năm Việt Nam sẽ mất hàng tỷ đô la nhờ xuất khẩu gạo. Vẫn biết lợi nhuận từ sản xuất nông nghiệp không cao bằng công nghiệp, song khi công nghiệp, dịch vụ chưa thể giải quyết hết việc làm cho người trong độ tuổi lao động thì sản xuất nông nghiệp là nơi tạo việc làm cho hàng triệu lao động nông thôn.

 Tại nhiều quốc gia thiếu đất, người ta đã phát triển nền nông nghiệp công nghệ cao, nhưng tiền đầu tư là rất lớn và Việt Nam trong trung hạn, khó có thể thực hiện được việc đó. Bài học Phi-líp-pin thiếu gạo trầm trọng trong năm 2008 thiết nghĩ không bao giờ cũ cho các nhà quản lý.

(Theo Tiên Thêm Sắc // Hanoimoi Online)

  • Năm 2009, dự báo lạm phát sẽ được kiểm soát an toàn
  • Các doanh nghiệp TP Hồ Chí Minh đầu tư 3.519 tỷ đồng vào Ðác Nông
  • Cơ chế giá xăng dầu: muốn theo thị trường, phải có cạnh tranh
  • Kinh doanh thời hội nhập - Chuyên nghiệp hóa tiểu thương
  • “Chỉ đường” tiếp thị nông sản
  • Chưa ai nhận được hỗ trợ do quy định quá phức tạp
  • Tiêu dùng của dân chúng sẽ tiếp tục giảm
  • Thời điểm dừng các gói kích thích kinh tế: Không bỏ qua các giải pháp dài hạn
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi