Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

"Điện hạt nhân sẽ chiếm tỷ trọng đáng kể ở VN"

Bộ trưởng Hoàng Văn Phong tiếp đoàn Nhật dự hội nghị - tinkinhte.com
Bộ trưởng Hoàng Văn Phong tiếp đoàn Nhật dự hội nghị (Ảnh: Thu Hà/TTXVN)
Trong hai ngày 8-9/3, Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Hoàng Văn Phong dẫn đầu phái đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị quốc tế về Tiếp cận năng lượng hạt nhân dân sự diễn ra tại thủ đô Paris (Pháp).

Nhân dịp này, phóng viên thường trú Thông tấn xã Việt Nam đã thực hiện cuộc phỏng vấn bên lề Hội nghị về triển vọng điện hạt nhân ở Việt Nam.

Về triển vọng phát triển lĩnh vực hạt nhân dân sự, đặc biệt là điện hạt nhân ở Việt Nam trong tương lai, Bộ trưởng Hoàng Văn Phong cho biết ứng dụng và phát triển năng lượng nguyên tử vào mục đích hòa bình là một trong những mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam trong nhiều thập kỷ tới.

Ngoài những ứng dụng vào các lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản, y tế, việc phát triển điện hạt nhân là một nội dung, đồng thời là một nhiệm vụ rất quan trọng. Các nhà máy điện hạt nhân sẽ đóng góp một phần năng lượng đáng kể vào sản lượng điện hàng năm, nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong sản xuất và trong sinh hoạt, bảo đảm sự phát triển bền vững với nhịp độ tăng trưởng cao của nền kinh tế đất nước trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Phát triển điện hạt nhân sẽ tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của nhiều ngành nghề khác, bao gồm cả những ngành đòi hỏi trình độ khoa học kỹ thuật cao, năng lực công nghệ lớn.

Bộ trưởng Hoàng Văn Phong cũng cho biết tháng 1/2006, Thủ tướng chính phủ đã phê duyệt Chiến lược Ứng dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình của Việt Nam đến năm 2020. Tháng 6/2007, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật Năng lượng nguyên tử và đến tháng 11/2009, Quốc hội thông qua chủ trương xây dựng nhà máy điện hạt nhân ở Việt Nam.

Trả lời câu hỏi về những thách thức khi Việt Nam bắt đầu khởi động chương trình điện hạt nhân trong điều kiện cơ sở hạ tầng cần thiết còn ở mức độ thấp, Bộ trưởng nhấn mạnh Chính phủ Việt Nam đang tập trung chỉ đạo xây dựng hệ thống văn bản pháp luật đầy đủ, đồng bộ và phù hợp với các chuẩn mực quốc tế; xây dựng và hoàn thiện quy hoạch tổng thể bao gồm những quy hoạch chi tiết cho từng ngành, từng lĩnh vực cụ thể.

Bên cạnh đó, Chính phủ đang xem xét, phê duyệt và triển khai mạnh mẽ kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao, phục vụ kịp thời chương trình quốc gia về xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên và các nhà máy tiếp theo nếu điều kiện cho phép; tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức của người dân, của cả xã hội về vai trò, tầm quan trọng cũng như tính rủi ro cao của các nhà máy điện hạt nhân nếu như ý thức trách nhiệm, tính kỷ luật, trình độ chuyên nghiệp, tác phong công nghiệp của chúng ta chưa đạt yêu cầu.

Bộ trưởng Hoàng Văn Phong cũng cho biết theo dự kiến, nhà máy điện nguyên tử đầu tiên của Việt Nam sẽ được đưa vào vận hành năm 2020 và trong tương lai, điện hạt nhân sẽ chiếm một tỷ trọng đáng kể trong cơ cấu hệ thống điện năng của Việt Nam.

Ông nói: "Điện hạt nhân là nguồn điện sạch, thân thiện đối với môi trường, xã hội, là nguồn năng lượng vô tận nếu chúng ta vượt qua được những thách thức trên và chế ngự được các rủi ro do bản thân con người gây ra. Đây cũng là một ngành khoa học, một lĩnh vực công nghiệp quan trọng đối với tương lai đất nước"./.

(TTXVN/Vietnam+)

  • Dân một ấp đeo hai gông: ô nhiễm và lụt lội
  • Ðồng bộ các công cụ điều tiết thị trường sẽ thực hiện mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô năm 2010
  • Những vấn đề cần quan tâm khi cho vay trung và dài hạn với lãi suất thỏa thuận
  • Nâng chất tăng trưởng
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Đề xuất chính sách kinh tế thời hậu khủng hoảng
  • Công bố nghiên cứu: Toàn cảnh cơ hội thương mại mới dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Châu Á
  • Giữ vững, mở rộng thị phần hàng Việt tại thị trường truyền thống
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi