Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

DN CNTT Việt Nam: Nhiều nhưng chưa mạnh

Theo Sở Thông tin và Truyền thông TP HCM, hiện TP HCM có 1.700 DN CNTT đang thực sự hoạt động, là đầu tàu trong cả nước về lĩnh vực CNTT. DĐDN đã có cuộc trao đổi cùng. Ông Phạm Thiện Nghệ - Tổng Thư ký Hiệp hội tin học TP HCM (HCA) xung quanh vấn đề phát triển của ngành CNTT VN nói chung, công nghiệp phần mềm CNTT nói riêng.

- Ông có thể cho biết đôi nét về kết quả hoạt động của các DN CNTT, công nghiệp phần mềm CNTT VN năm 2008 ?

Mới đây, Hội Tin học TP HCM đã có một cuộc khảo sát trong các DN CNTT- CNPM VN về doanh thu, lợi nhuận, tốc độ tăng trưởng... và đã rút ra một số kết luận: Năm 2008, doanh thu toàn ngành CNTT VN vẫn tăng trưởng cao với khoảng 4,074 tỷ USD. Trong đó CNTT phần cứng chỉ tăng khoảng 19% còn chủ yếu là tăng CNTT phần mềm và dịch vụ là 87%.

- Có phải thế mạnh của CNTT VN là phát triển công nghiệp phần mềm, dịch vụ ?
 

VN rất có tiềm năng phát triển ngành CN sản xuất phần mềm tiêu thụ nội địa - xuất khẩu và các dịch vụ CNTT. Đây là ngành chi phí cho cơ sở vật chất (thiết bị máy móc...) thấp mà chủ yếu là đầu tư trí tuệ. Năm 2008, doanh thu ngành phần mềm và dịch vụ CNTT đạt khoảng 681 triệu USD. Trong đó riêng ngành phần mềm đạt khoảng 424 triệu USD. Trong đó, kim ngạch XK năm 2008 tăng 47% so năm 2007 và đạt khoảng 118 triệu USD (năm 2007 tăng 50% so năm 2006). Tuy nhiên, VN chưa phát huy được thế mạnh về XK phần mềm, doanh số XK còn nhỏ bé. Nguyên nhân là các DN ngành phần mềm VN tuy đông mà chưa mạnh, nguồn vốn chủ yếu là của tư nhân, và các thành phần kinh tế không phải nhà nước. Chỉ có khoảng 5% trên tổng số DN có doanh số XK trên 1 triệu USD/năm, chiếm đến 95% tổng kim ngạnh XK của toàn ngành. Có khoảng 5% số DN có doanh thu từ 1 tỷ đến 10 tỷ đồng/năm, số còn lại là các DN có doanh số dưới 1 tỷ đồng/năm.

Năng suất lao động của ngành phần mềm VN còn thấp so thế giới, chỉ đạt trung bình 13.000 USD/người/năm, bằng 45% so Ấn Độ, và 65% so Trung Quốc

- Ông có thể dự báo sự phát  triển của ngành CNTT VN nói chung, ngành công nghiệp phần mềm nói riêng trong thời gian tới ?

Xu thế là ngành CNTT, công nghiệp phần mềm nói chung là ngày càng phát triển, dù thị trường XK phần mềm sẽ tạm thời sút giảm trong năm 2009 do khó khăn chung. Tôi nghĩ VN sẽ giữ được tốc độ tăng trưởng gia công phần mềm CNTT hiện là 40%, để đến năm 2020 sẽ đạt kim ngạch XK phần mềm CNTT khoảng 3,5 tỷ USD, góp phần cho doanh thu của toàn ngành CNTT đạt 31,5 tỷ USD vào năm 2015. Ngoài XK, tiềm năng của thị trường nội địa là vô cùng lớn, cụ thể như xu thế hiện nay là CNTT hóa mọi hoạt động DN, việc buộc các DN phải mua bản quyền phần mềm là cơ hội cho ngành phần mềm CNTT phát triển.

- Theo ông, cần làm những gì để ngành CNTT nói chung, và ngành công nghiệp phần mềm CNTT phát triển ?

“Các DN ngành phần mềm VN tuy đông mà chưa mạnh, nguồn vốn chủ yếu là của tư nhân, và các thành phần kinh tế không phải nhà nước. Chỉ có khoảng 5% trên tổng số DN có doanh số XK trên 1 triệu USD/năm, chiếm đến 95% tổng kim ngạnh XK của toàn ngành”.

 HCA xin đề xuất một số giải pháp: Về phía các DN, phải xây dựng các quy trình quản lý chất lượng, đạt được các chuẩn như CCMM,  CMMI và các quy trình ISO... là tiêu chí phải có hiện nay. Cần có sự liên kết mô hình Cluster giữa DN nhỏ, DN vừa và DN lớn (hiểu đơn giản như cách chia việc). Có thể áp dụng xu hướng mua, sát nhập để hình thành nên những tập đoàn lớn đa ngành, đa lĩnh vực và đa thị trường đủ sức cạnh tranh 

Về phía nhà nước: Nên hỗ trợ các DN nhỏ, DN mới khởi nghiệp theo mô hình “vườn ươm DN”. Hỗ trợ tạo điều kiện cho các khu CNTT tập trung phát triển, và hỗ trợ các DN vừa và nhỏ được vào các khu CNTT tập trung này. Nhà nước nên có một số hoạt động đầu tư trực tiếp vào một số DN CNTT chủ lực, trọng điểm để tạo lực đẩy. Ví dụ như Chính phủ có thể đặt hàng cho các Cty VN làm. Có chính sách phát triển ngành đào tạo nhân lực, vì nhân lực của ngành CNTT hiện chỉ khoảng 30.000 người, còn rất thấp so nhu cầu. Cụ thể như cho phép tăng số lao động người nước ngoài trong các DN, cho DN vay vốn đào tạo nhân lực. Giúp các hiệp hội hoạt động làm cầu nối giữa DN và các cấp ngành quản lý.

- Xin cảm ơn ông.

 

(Theo Phạm Nguyễn // Diễn đàn doanh nghiệp)

  • GDP năm 2009 có thể tăng từ 5 - 5,2%
  • Việt Nam kêu gọi đối phó với khủng hoảng
  • 2010 Việt Nam còn 10 - 11% hộ nghèo: "Hoàn toàn khả thi"
  • Một mình không thể "diễn ba vai tuồng"
  • Định hướng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2010
  • Thực hiện gói kích thích kinh tế tiếp theo - Cần nhưng phải khác trước
  • Giải quyết mối quan hệ giữa độc lập và hội nhập
  • Xây dựng khu công nghệ cao: Không đặt nặng yếu tố công nghệ
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi