Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Việt Nam kêu gọi đối phó với khủng hoảng

Ngày 6/10, phát biểu tại phiên họp của Ủy  ban về các vấn đề kinh tế-tài chính của Liên hợp quốc, Đại sứ Bùi Thế Giang, Phó Trưởng Phái đoàn Thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc, đánh giá suy thoái kinh tế đang tác động tiêu cực tới toàn cầu, đòi hỏi các nước phải thống nhất hành động để cùng đối phó.

Đại sứ Bùi Thế Giang nêu rõ những thách thức do "bão" tài chính đặt ra thể hiện cụ thể qua tình trạng thương mại, đầu tư và tăng trưởng kinh tế suy giảm mạnh, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, đói nghèo và bất ổn xã hội có nguy cơ trở lại ở nhiều nơi, việc thực hiện các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDG) và xóa đói giảm nghèo ở nhiều quốc gia đang bị chựng lại và có khả năng không kịp tiến độ.

Đại sứ nhấn mạnh trong hoàn cảnh đó, cộng đồng quốc tế cần phát huy tổng lực, với tinh thần khẩn trương, kiên quyết và dành những nguồn lực tương xứng để đối phó tốt hơn những thách thức này. Theo ông, các thể chế hợp tác quốc tế và đa phương cần được tăng cường, cấu trúc tài chính và tiền tệ quốc tế phải được cải tổ mạnh mẽ để nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và công bằng, cả trong cơ cấu đại diện, cơ chế vận hành và tiến trình ra quyết định.

Đại sứ cũng cho rằng Liên hợp quốc cần được tăng cường làm tốt nhất vai trò trung tâm trong đối phó với những thách thức toàn cầu. Các quốc gia thành viên cần tăng cường trách nhiệm quốc tế, không chỉ trong thực hiện hiệu quả các kế hoạch, chương trình và cam kết quốc tế, mà còn thúc đẩy hợp tác và đối tác toàn cầu, đặc biệt là hợp tác Bắc-Nam, Bắc-Nam-Nam và Nam-Nam.

Đại sứ Bùi Thế Giang nhấn mạnh là một nền kinh tế mở có kim ngạch thương mại tương đương 160% GDP, Việt Nam đã bị ảnh hưởng đáng kể của khủng hoảng kinh tế. Trong 7 tháng đầu năm nay, lượng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) giảm 81,2%, kim ngạch xuất khẩu giảm 13,4%, trong khi kim ngạch nhập khẩu giảm 32% so với cùng kỳ năm ngoái; tỷ lệ thất nghiệp tăng.

Trong bối cảnh đó, Chính phủ Việt Nam đã nỗ lực cao độ nhằm khắc phục những tác động tiêu cực của khủng hoảng toàn cầu, đặc biệt đối với khu vực nông thôn nơi chiếm gần 70% dân số, triển khai hàng loạt chính sách và biện pháp, trong đó có các gói kích thích kinh tế, để chặn đà suy giảm, kích thích tăng trưởng, bảo đảm an sinh xã hội.

Bên cạnh các biện pháp kích thích trước mắt, Đại sứ Bùi Thế Giang nêu rõ Việt Nam đã cố gắng củng cố các nguyên tắc cơ bản trong phát triển, đẩy mạnh cải cách kinh tế, đặc biệt là trong các lĩnh vực cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực và thể chế thị trường. Việt Nam cũng đã điều chỉnh chính sách để giải quyết những thách thức trong phát triển nông thôn, công nghiệp hoá, công nghệ thông tin, thương mại, giảm nghèo, đối phó với thiên tai và biến đổi khí hậu, hướng tới mục tiêu vừa sớm khôi phục vừa đảm bảo phát triển xanh và bền vững sau khủng hoảng.

Đại sứ nhấn mạnh những nỗ lực trên đã đem lại kết quả tích cực bước đầu, đáng kể nhất là ổn định kinh tế vĩ mô, tài chính và tiền tệ, và tốc độ tăng trưởng GDP đạt gần 5% trong 9 tháng đầu năm nay. Tuy nhiên để hoàn toàn khôi phục và phát triển bền vững, ông khẳng định Việt Nam tiếp tục cần được cộng đồng quốc tế hỗ trợ, đồng thời, nêu rõ Việt Nam sẵn sàng hợp tác với các nước khác trong tiến trình này./.
(TTXVN/Vietnam+)

  • 2010 Việt Nam còn 10 - 11% hộ nghèo: "Hoàn toàn khả thi"
  • Một mình không thể "diễn ba vai tuồng"
  • Định hướng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2010
  • Thực hiện gói kích thích kinh tế tiếp theo - Cần nhưng phải khác trước
  • Giải quyết mối quan hệ giữa độc lập và hội nhập
  • Xây dựng khu công nghệ cao: Không đặt nặng yếu tố công nghệ
  • Phát triển kinh tế: Triển vọng của Việt Nam
  • Dựng kịch bản về biến đổi khí hậu tại Việt Nam
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi