Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Xây dựng khu công nghệ cao: Không đặt nặng yếu tố công nghệ

Quy hoạch khu giáo dục và đào tạo tại khu công nghệ cao Láng - Hòa Lạc

 

Quy hoạch khu giáo dục và đào tạo tại khu công nghệ cao Láng - Hòa Lạc

Tại hội thảo khoa học “Kinh nghiệm quốc tế và những gợi suy cho việc xây dựng và phát triển khu công nghệ cao Đà Nẵng” GS Jan Annnerstedt (Đại học kinh tế Copenhagen – Đan Mạch) và các chuyên gia đã phân tích sâu sắc kinh nghiệm của các khu công nghệ cao (CNC) trên thế giới, rút kinh nghiệm từ hai khu CNC Hòa Lạc và TP HCM để Đà Nẵng có giải pháp tốt nhất xây dựng khu CNC.

Hiện VN đã có hai khu CNC tại Hòa Lạc và TP HCM. Vì là hai khu CNC đầu tiên của VN nên cả hai  khó tránh khỏi những hạn chế nhất định. Ý tưởng xây dựng hai khu CNC này có từ năm 1980, nhưng mãi đến năm 1998, khu CNC Hòa Lạc mới có quyết định xây dựng và bốn năm sau, năm 2002, khu CNC TP HCM mới được cấp phép. Không những chậm trễ trong việc xây dựng, trong quá trình hoạt động, cả hai khu CNC vẫn chưa đạt được hiệu quả như mong muốn. Bởi thế, thực chất khu CNC ở VN mới chỉ là khu có nhiều DN CNC. Trên thế giới, một số khu CNC như Silicon Vally (Mỹ), Sophia Antopolis (Pháp)... là những khu công nghệ khi xây dựng đã biết tận dụng và liên kết chặt chẽ giữa các cơ sở hạ tầng trong và ngoài khu vực. Ở Trung Quốc, nhờ biết vận dụng đúng đắn những kinh nghiệm của Mỹ, Pháp, Thụy Điển khi xây dựng khu CNC cho nên đã xây dựng thành công các khu CNC như: Thành Đô, Thượng Hải, Tứ Xuyên. Đó là những bài học vô cùng hữu ích cho những thành phố đang có ý tưởng xây dựng khu CNC.   Phân tích các mô hình quản lí của một khu CNC, kinh nghiệm quốc tế cho thấy: có bốn mô hình cho một khu CNC là do một số công ty đứng ra; các trường đại học, cơ sở nghiên cứu quản lí; DN đứng ra quản lí; tổng hợp cả ba mô hình (hình thức của một Cty cổ phần). Dựa trên sự phân tích về những điểm mạnh, yếu, cơ hội, nguy cơ, thách thức của Đà Nẵng cùng những điểm tương đồng của Đà Nẵng với Sophia Antopolis; ông Nguyễn Thanh Hà (Viện Chiến lược và Chính sách Khoa học và Công nghệ) đã đưa ra một số gợi suy về việc lựa chọn mô hình khu CNC cho Đà Nẵng cũng như việc quy hoạch xây dựng, lựa chọn chức năng của khu... Theo đó, Đà Nẵng có thể áp dụng một số mô hình trên thế giới như: Sophia Antopolis (Pháp), Barcelona (Tây Ban Nha), Thẩm Quyến (Trung Quốc); tận dụng các cơ sở hạ tầng sẵn có; đồng thời liên kết với một số khu CNC ở nước ngoài (Singapore, Nhật, Mỹ...)

Giáo sư Jan Annnerstedt nói:“Khu CNC là một bộ phận nối dài của trường đại học. Ở đó, trong một ngày, một người có thể đóng nhiều vai trò khác nhau: có thể buổi sáng là giáo viên, buổi chiều là bác sĩ, buổi tối là nhà nghiên cứu. Song khu CNC cũng không phải là nơi duy nhất chuyển tải khoa học tri thức”. Giáo sư cũng nói thêm: “Có nhiều yếu tố để hình thành khu CNC nhưng không hẳn yếu tố công nghệ là quan trọng nhất; để xây dựng một khu CNC không nhất thiết phải xây mới hoàn toàn, chúng ta có thể tận dụng cơ sở hạ tầng sẵn có như một bộ phận cấu thành nên khu CNC”.

Khi nói về các khía cạnh quan trọng để hình thành nên khu CNC, Giáo sư Jan Annnerstedt đã nhấn mạnh:“Có sáu khía cạnh quan trọng để hình thành khu CNC. Thứ nhất: tìm ra tác nhân (nhóm người dẫn dắt đổi mới khoa học công nghệ và sản phẩm); Thứ hai: tổ chức quản lí tốt, bộ máy quản lí hữu hiệu; Thứ ba: có văn hóa kinh doanh (tinh thần kinh doanh) để có thể chuyển đổi vai trò của nhân lực; Thứ tư: tạo ra thương hiệu để thuyết phục nhà đầu tư, làm cho họ nhận thấy đây là điạ điểm lí tưởng; Thứ năm: phải chứng minh được cái đặc biệt nhất, tốt nhất của nơi đây mà không nơi nào có được; Thứ sáu: có tinh thần phát triển đô thị năng động, tạo môi trường sống và làm việc hòa quyện lẫn nhau.”

 

(Theo Nho Mây // Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Phát triển kinh tế: Triển vọng của Việt Nam
  • Dựng kịch bản về biến đổi khí hậu tại Việt Nam
  • Tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2009: ADB dự báo đạt 4,7%
  • Kinh tế Việt Nam 9 tháng đầu năm 2009: Nỗ lực vượt khó
  • Ưu tiên dùng hàng Việt: Chi tiêu tài chính công phải đi đầu
  • Phát triển các hành lang kinh tế ở Việt Nam trong khuôn khổ tiểu vùng sông Mêkông
  • Gắn các giải pháp trong giai đoạn "hậu suy giảm" với mục tiêu phát triển kinh tế trung - dài hạn
  • Đưa khoa học – công nghệ vào cuộc sống: Hành trình gian nan
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi