Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Doanh nghiệp Đà Nẵng với thị trường Lào: Không nên “ăn xổi, ở thì”

Mặt hàng hải sản đã bắt đầu chiếm được niềm tin của người tiêu dùng Lào

Mặt hàng hải sản đã bắt đầu chiếm được niềm tin của người tiêu dùng Lào
 

Hiện có nhiều DN Đà Nẵng đã xây dựng được niềm tin đối với người tiêu dùng Lào như: Dược phẩm Danapha, Gốm sứ Cosevco, Nhựa Nhất Vinh, Hải sản Phước Tiến...


Cơ hội lớn


Lợi thế của DN Đà Nẵng là có nhiều mặt hàng đang được thị trường Lào ưa chuộng như: thủy hải sản, thực phẩm khô, thiết bị nội thất, vật liệu xây dựng... Theo ông Nguyễn Văn Bình - chuyên viên Trung tâm Xúc tiến Thương mại thành phố Đà Nẵng: Ngoài các tỉnh, thành có tiềm năng như Viêng Chăn, Pakse, Savanakhet, thị trường các tỉnh "vùng sâu, vùng xa" của Lào như Sêkông, Salavan còn bị bỏ ngỏ.


Đầu tháng 5, Trung tâm Xúc tiến thương mại thành phố đã tổ chức chuyến khảo sát các địa phương trên, nhằm tạo cơ hội xúc tiến thương mại, đầu tư cho các DN Đà Nẵng tại Lào. Kết quả cho thấy, 65% hàng Thái Lan đang thống trị tại Lào, phần còn lại của VN, Trung Quốc và một số nước khác. Tuy vậy, không có nghĩa là hàng Việt lép vế tại đây. Một thống kê cho thấy, trong số 150 mặt hàng của 60 DN VN tại Lào thì có tới 40% vượt được sang vùng Đông Bắc Thái Lan. Nhiều DN đang trăn trở, tại sao hàng VN có thể thắng hàng Thái trên đất Thái, mà lại không thể trên đất Lào? Điều này cho thấy, DN VN chưa quan tâm đúng mức đến thị trường Lào. Và trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế, việc xuất khẩu sang các thị trường lớn gặp khó, thì đây chính là cơ hội để DN VN tìm đến thị trường Lào.


Xác định lâu dài


Ông Lê Viết Tươi – Phó Giám đốc Sở Công Thương Đà Nẵng nhận xét: “Lào là thị trường truyền thống, nhưng các DN Đà Nẵng đã bỏ quên một thời gian dài, bây giờ là lúc nên quay lại. Để làm được vậy, DN phải đầu tư chuyên nghiệp, bền vững, tối kỵ chuyện ăn xổi ở thì”.


Tuy nhiên, để thành công các DN phải vượt qua nhiều khó khăn vướng mắc. Hiện nay, hàng của Đà Nẵng xuất sang Lào chủ yếu qua cửa khẩu Lao Bảo (Quảng Trị). Do vận chuyển bằng đường bộ, số lượng ít, cự ly xa nên chi phí vận chuyển kha lơn , khiến giá bán vẫn còn cao. Bên cạnh, hàng xuất xứ từ Thái Lan, Trung Quốc thường có nhãn phụ bằng tiếng bản địa. Hầu hết sản phẩm của VN nói chung đều không có nhãn phụ bằng tiếng Lào. Điều này gây khó khăn cho người sử dụng, ít tạo được dấu ấn thương hiệu... Nhiều DN Đà Nẵng khi đi chào hàng thường mang hàng tốt, khi đã chiếm được tình cảm của người tiêu dùng rồi lại đưa sang hàng kém chất lượng... dẫn đến mất uy tín với người tiêu dùng. Bên cạnh đó là tình trạng "mạnh ai, nấy làm"... Ông Đỗ Anh Tuấn - Chủ tịch HĐQT Cty TNHH Phước Tiến - DN chiếm phần lớn hàng thủy sản của Đà Nẵng xuất sang Lào kiến nghị: Cần phải có một cơ quan chức năng chuyên trách hướng dẫn DN giải quyết những rủi ro, khai thông thủ tục hành chính, cung cấp thông tin thị trường... Có như vậy DN mới yên tâm đầu tư làm ăn lâu dài trên đất Lào.


Theo ông Tươi, một số thủ tục hành chính của Lào còn rườm rà, tuyến hành lang kinh tế Đông Tây hiện mới thông đường chứ chưa thông được các tour du lịch kết hợp thương mại. Về lâu dài, cần phải có đội ngũ nghiên cứu, phân tích kỹ thị trường này, thường xuyên cập nhật thông tin. Nhưng quan trọng hơn, các DN phải xác định chuyện làm ăn lâu dài tại đây, chứ đừng thấy khó khăn trước mắt mà nản.

(Theo Tâm Vũ // Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Doanh nghiệp và nông dân: Gian nan tìm tiếng nói chung
  • Tìm sự khác biệt để nâng cao sức cạnh tranh
  • Tháng 4, sản xuất công nghiệp cả nước tăng 5,4% so với cùng kỳ
  • Thêm động lực cho Công nghiệp phụ trợ
  • Nâng cấp sức khỏe doanh nghiệp
  • WTO “đe dọa” ngành chăn nuôi
  • Thị trường hoá dịch vụ y tế ở Việt Nam: Đến đâu là vừa ?
  • Tìm cách phát triển bền vững sau khủng hoảng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi