Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Rừng phòng hộ dọc Quốc lộ 14 vẫn bị “bức tử”

Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)
Từ đầu năm 2009 đến nay, tại địa bàn các xã Pơng Drang, CưK’ty, Cư Né, huyện Krông Búk (Đắk Lắk) liên tục xảy ra tình trạng hàng trăm đối tượng công khai chặt phá rừng thông phòng hộ Quốc lộ 14, sau đó cắm mốc phân lô chia nhau.

Theo kiểm tra bước đầu của cơ quan chức năng, đã có gần 1.000 cây thông bị chặt hạ, khoảng 500 cây thông khác đang chờ chết đứng do bị ken gốc trên diện tích gần 200ha; tổng số gỗ thiệt hại lên đến hàng trăm m3.

Mục đích phá rừng của các đối tượng này là chiếm giữ đất để mua bán, làm nhà ở trái phép, lấy đất sản xuất… nhằm “đón đầu” quy hoạch thị trấn của huyện Krông Búk.

Hiện nay, dọc theo Quốc lộ 14 từ địa bàn xã Cư Né đến giáp với địa phận huyện Ea H’Leo vẫn còn hơn 100 hộ xây dựng nhà trái phép trên đất rừng thông nhưng vẫn chưa được xử lý, giải toả.

Để ngăn chặn tình trạng phá rừng thông, Ủy ban Nhân dân huyện Krông Búk đã yêu cầu các doanh nghiệp trên địa bàn ngừng việc khai thác nhựa thông và yêu cầu các cơ quan chức năng tăng cường công tác bảo vệ rừng.

Các cơ quan chức năng đã phát hiện, bắt quả tang hàng chục vụ phá rừng công khai; nhiều vụ việc các đối tượng phá rừng còn có hành động chống người thi hành công vụ.

Mặc dù tình trạng tàn phá rừng thông diễn ra trong một thời gian dài, nhưng do việc xử lý không nghiêm minh, chưa có tính răn đe cao nên tình trạng phá rừng ở đây vẫn diễn ra ngang nhiên và chưa có dấu hiệu dừng lại.

Rừng thông phòng hộ dọc Quốc lộ 14 có diện tích 2.047ha được trồng từ năm 1986 trở về trước nhưng hiện chỉ còn khoảng 500ha với mật độ cây càng ngày càng thưa do bị chặt hạ trái phép.

Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến nhiều đoạn Quốc lộ 14 bị sạt lở, sụt lún, xuống cấp nghiêm trọng./.

Việt Dũng (TTXVN/Vietnam+)

  • Tăng trưởng xanh là tất yếu
  • Việt Nam lạc quan về triển vọng giao thương trong sáu tháng tới
  • Thuế bảo vệ môi trường “doạ” đẩy giá xăng dầu
  • Biến tiềm năng thành nguồn lực thực tế trong Tiểu vùng Mekong
  • Lời khuyên chuyên gia UNDP đưa ra cho Việt Nam: Nội lực là chính
  • Bao giờ cho đến tháng Chín?
  • Dự thảo Luật Thuế bảo vệ môi trường: Lo ngại ảnh hưởng đến sản xuất
  • Không chỉ lắng nghe
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi