Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Doanh nghiệp khổ vì chính sách thuế bất nhất

Mỗi mặt hàng xe ben mà thuế suất hai, ba mức. Khách sạn năm sao cũng bị cúp điện.

Bộ Tài chính thiếu nhất quán trong ban hành chính sách thuế đối với xe tải tự đổ (xe ben). Có vụ việc đã xảy ra từ năm 2006 nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết. Đây là nội dung được ông Nguyễn Cảnh Tuấn - Giám đốc Công ty TNHH Hoàng Trà nêu ra, làm nóng hội nghị đối thoại với doanh nghiệp về chính sách và thủ tục hành chính thuế và hải quan do Bộ Tài chính và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức ngày 16-6.  

Ban hành chính sách thuế bất nhất

Theo ông Tuấn, trong năm 2006 và 2007, dòng xe ben có tổng trọng tải trên 24 tấn được Hải quan Quảng Ninh áp mã thuế nhập khẩu là 8704102110 với mức thuế nhập khẩu 10%. Tuy nhiên, cũng dòng xe này, vào thời điểm này, Hải quan Lạng Sơn lại áp vào mã 8704234990 với mức thuế 20%.

Thấy có sự vênh về mức thuế, doanh nghiệp đã đề nghị và từ tháng 3-2008, Tổng cục Hải quan đã quyết định chỉ thu 10% thuế nhập khẩu với dòng xe này. Thực tế, có ít doanh nghiệp được hoàn thuế 10%. Đa số doanh nghiệp chưa nhận được câu trả lời từ Tổng cục Hải quan và Bộ Tài chính là có được hoàn thuế hay không khi đã nộp 20% thuế đối với những xe nhập khẩu trước tháng 3-2008.

Ông Tuấn nói thêm, tới tháng 12-2009, Bộ Tài chính có công văn yêu cầu doanh nghiệp phải ghi vào tờ khai nguồn gốc nhập khẩu dòng xe này nội dung: “Ôtô tải tự đổ không sử dụng trên các loại đường quốc lộ”. Nhưng doanh nghiệp ghi kiểu này thì cơ quan công an các địa phương không cho doanh nghiệp đăng ký lưu hành xe. Đây là nguyên nhân chính khiến cho đến tận hôm nay, các doanh nghiệp vẫn chưa thể đăng ký để xe được lưu hành.

Cùng chung bức xúc với ông Tuấn, ông Nguyễn Anh Dũng, Công ty Cổ phần Tano, cũng cho hay hiện có khoảng 1.300 xe ben có tổng trọng tải trên 24 tấn đang bị ảnh hưởng vì các quyết định quản lý liên quan tới thuế và xác nhận nguồn gốc của Bộ Tài chính. Nếu tính bình quân trị giá mỗi xe khoảng 30.000 USD thì tổng số tiền của doanh nghiệp đang bị găm lại trong kho là khoảng 39 triệu USD. Ước tính tổng số tiền thuế bị nộp oan của các doanh nghiệp nhập dòng xe này vào khoảng 50 tỉ đồng.

Nói đến sự bất nhất của Bộ Tài chính, các doanh nghiệp lại nhắc đến Thông tư 65/2010 do Bộ Tài chính ban hành ngày 22-4 đã đưa dòng xe trên vào nhóm 8704234990 với thuế nhập khẩu là 8%. Với những xe chưa được thông quan, nếu áp dụng mức thuế này thì tiếp tục phải chịu nằm lại kho vì vướng quy định “không sử dụng trên các loại đường quốc lộ”. Nếu xe muốn thông quan thì phải chịu mức thuế 20%. Thật khó hiểu!

Những bức xúc trên đã được doanh nghiệp “tấu” lên Chính phủ từ giữa tháng 5 nhưng tới nay đã gần một tháng vẫn chưa nhận được phản hồi của Bộ Tài chính.

Vướng hải quan là do mã thuế

Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn thừa nhận một trong những tồn tại hiện nay của ngành hải quan là vướng mắc về mã thuế. Mã thuế vướng là do hệ thống thuế quá phức tạp. Để giải quyết vấn đề này, hằng năm Bộ Tài chính có ban hành biểu thuế. Ông Tuấn mong doanh nghiệp phối hợp chặt chẽ hơn nữa để giúp Bộ đơn giản hóa biểu thuế nhằm đơn giản được mã thuế. “Không có lý gì mà đồ chơi xếp tranh thì có mã thuế 10%, còn xếp hình thì lại có mức 15%. Chính thực tế này đã gây không ít khó khăn cho doanh nghiệp cũng như cơ quan hải quan” - ông Tuấn nói.

Ông Tuấn cũng nhắc đến việc ngành hải quan và thuế đang tập trung giải quyết nhập siêu. Nếu không giải quyết vấn đề này một cách hiệu quả thì dòng tiền trong nước sẽ đi ra. Do vậy, các cơ quan chức năng rất mong đợi sự hợp tác chặt chẽ của cộng đồng doanh nghiệp để có giải pháp ngăn chặn việc nhập khẩu mặt hàng mà trong nước đã sản xuất được, những mặt hàng hạn chế nhập khẩu...

( Báo Pháp Luật TP HCM)

  • Ngành thuế - hải quan đối thoại với doanh nghiệp: "Bằng mặt mà chưa bằng lòng"
  • Việt Nam lạc lối với thống kê?
  • Biến đổi khí hậu: Không phải lời hù dọa
  • Tiềm năng sa khoáng vùng Ninh Thuận, Bình Thuận và Bắc Bà Rịa-Vũng Tàu
  • Năm 2011, lấy lại đà tăng trưởng của nền kinh tế
  • Bàn thêm về khoảng cách giàu nghèo ở Việt Nam
  • Việt Nam "bước lên" vị trí 71 trong bảng xếp hạng về chỉ số thúc đẩy thương mại
  • WB dự báo: Kinh tế Việt Nam tăng trưởng 7%
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi