Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Doanh nhân Việt ở nước ngoài mong có cơ chế thông thoáng hơn

Điểm mấu chốt để thu hút thêm Việt kiều về nước đầu tư là hành lang pháp lý thông thoáng hơn, thủ tục đầu tư được đơn giản hóa.

Ông Phạm Thiếu Hoa, Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài cho biết: “Trong quá trình kết nối, tư vấn cho các doanh nghiệp Việt Nam ở nước ngoài về nước đầu tư, chúng tôi nhận thấy đối tượng doanh nhân kiều bào có những đặc điểm riêng.
 
Họ là một nguồn lực đầy tiềm năng, và rất nhiều người có tấm lòng hướng về quê hương đất nước. Để thu hút ngày càng nhiều kiều bào đầu tư về trong nước thì phải có những biện pháp thực sự mạnh mẽ, hiệu quả hơn”.
 
Theo ông Hoa, những năm gần đây, Đảng và Nhà nước đã có một số chính sách quan tâm, ưu đãi và tạo điều kiện cho cộng đồng người Việt ở nước ngoài nói chung và các doanh nhân kiều bào nói riêng về nước làm ăn sinh sống.
 
Tuy nhiên, điểm mấu chốt để thu hút thêm Việt kiều về đầu tư trong nước là chúng ta phải có cơ chế ưu đãi thật hấp dẫn về đầu tư, tạo hành lang pháp lý thông thoáng hơn, đơn giản hóa và rút ngắn các quy trình, thủ tục đầu tư, kinh doanh thương mại... đối với đối tượng này.
 
Một năm qua, các doanh nhân kiều bào đã có được sự hỗ trợ đắc lực của Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam khi về nước đầu tư. Ngày mai, 9/10, Hiệp hội tổ chức họp ban chấp hành bàn về các dự án đầu tư quan trọng và thống nhất phương hướng hoạt động năm tới.

Tổng thư ký của Hội, ông Phạm Thiếu Hoa chia sẻ về những việc đã làm được của Hiệp hội trong năm qua và định hướng phát triển trong thời gian tới:

Hiệp hội được thành lập cách đây một năm, hiện có hơn 200 Hội viên là các doanh nhân Việt Nam ở 35 quốc gia trên thế giới.

Với sứ mệnh làm cầu nối, hỗ trợ cho các doanh nhân Việt trên toàn cầu, thời gian chưa dài, nhưng chúng tôi cũng đã làm được một số việc có ý nghĩa.

Ngoài việc kiện toàn văn phòng Hiệp hội tại Hà Nội, chúng tôi đã xây dựng được website www.doanhnhanvietnam.org.vn để tuyên truyền, phổ biến về hoạt động của Hiệp hội.

Hiệp hội thành lập Báo điện tử Doanh nhân Việt Nam toàn cầu - tờ báo chuyên về kinh tế - đầu tư tại địa chỉ www.dvt.vn. Tờ báo có nhiệm vụ cung cấp kịp thời, chính xác các thông tin về kinh tế - xã hội, đầu tư, tài chính trong và ngoài nước, dự báo những biến động của thị trường, tư vấn và phổ biến các kinh nghiệm kinh doanh, quản trị doanh nghiệp.

Hiệp hội cũng đã và đang thiết lập quan hệ hợp tác chặt chẽ với UBND các tỉnh, thành và các bộ, ngành. Các cơ quan này cam kết sẽ hỗ trợ và tư vấn cho các doanh nhân, doanh nghiệp Việt kiều về thủ tục hành chính, cung cấp thường xuyên các thông tin về chính sách đầu tư, các dự án đang kêu gọi đầu tư.

Trên cơ sở đó, Hiệp hội mong muốn ngày càng có nhiều doanh nhân đến với Hiệp hội để tìm kiếm thông tin cũng như sự hỗ trợ, tư vấn khi muốn về đầu tư kinh doanh trong nước.

Công ty Cổ phần Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài cũng vừa được thành lập. Công ty có vốn điều lệ 500 tỷ, sẽ tham gia đầu tư một số dự án bất động sản có tiềm năng trong nước.

Hiện công ty đang chuẩn bị cho dự án xây dựng trung tâm thương mại và chung cư tại một địa điểm có vị trí đẹp, nhìn ra Hồ Tây.  

Ông có thể cho biết các hoạt động, các dự án cụ thể mà Hiệp hội sẽ tiến hành trong năm tới?

Trong cuộc họp Ban Chấp hành lần này, chúng tôi sẽ biểu quyết thông qua phương hướng hoạt động trong năm tới của Hiệp hội. Các nhiệm vụ mà Hiệp hội xác định là trọng tâm thực hiện trong năm tiếp theo là:

1. Củng cố và phát triển Báo Điện tử DVT, liên tục nâng cao chất lượng nội dung, phát triển tờ báo thành kênh thông tin kinh tế - đầu tư hiệu quả, thu hút lượng độc giả lớn.

2. Triển khai các dự án của Công ty Cổ phần trực thuộc, trước mắt là dự án tại Thụy Khuê. Sau đó Công ty dự định sẽ góp vốn đầu tư vào một dự án mới ở Đà Nẵng.

3. Đẩy mạnh công tác phát triển hội viên và hỗ trợ hội viên. Hiệp hội sẽ bố trí một bộ phận chuyên khai thác thông tin đầu tư từ các địa phương, các bộ ngành, các doanh nghiệp trong và ngoài nước về các dự án đang kêu gọi đầu tư, các dự án tìm đối tác đầu tư, các ưu đãi đối với đầu tư trong và ngoài nước và chuyển tới Hội viên thông qua các kênh thông tin của mình; Tập hợp ý kiến, kinh nghiệm, thực tế đầu tư của các Hội viên để đóng góp ý kiến cho Chính phủ, các cơ quan Nhà nước bổ sung, chỉnh sửa chính sách, quy định, hoàn thiện môi trường đầu tư tại Việt Nam.

Ngoài ra, chúng tôi có thể sẽ tổ chức một số sự kiện xúc tiến thương mại và đầu tư dưới hình thức hội thảo hoặc diễn đàn để tạo cơ hội cho các doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài với các doanh nhân trong nước gặp gỡ, trao đổi, học tập kinh nghiệm, liên kết lẫn nhau…

( Báo điện tử Doanh Nhân Việt Nam toàn cầu)

  • Kê khai giá: Doanh nghiệp còn thờ ơ
  • Cải cách tiền lương: Cải tổ để trả giá đúng sức lao động Bài 1: Lương cán bộ công chức: Đã xứng đồng tiền bát gạo chưa?
  • Cải cách tiền lương: Cải tổ để trả giá đúng sức lao động Bài 2: Cải cách tiền lương là...
  • Cơ cấu lại nền kinh tế: Hướng đi nào cho Việt Nam?
  • Hỗ trợ ứng dụng tiến bộ kỹ thuật cho nông thôn, miền núi
  • Giáo sư Dapice: Nền kinh tế Việt Nam - Tiềm năng lớn, rủi ro cao
  • “Bình” nhưng không “ổn “!
  • Dự án treo, cơ hội bị bỏ phí
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi