Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Hỗ trợ ứng dụng tiến bộ kỹ thuật cho nông thôn, miền núi

Đến 2015, chuyển giao và ứng dụng ít nhất 900 công nghệ tiên tiến và tiến bộ kỹ thuật mới vào các khâu: sản xuất nông nghiệp công nghệ cao; phát triển chăn nuôi theo hướng công nghiệp; ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ nông nghiệp, nông thôn và miền núi và hải đảo;...

Phát triển ngành nghề nông thôn sử dụng máy công cụ cải tiến, cơ khí hóa các khâu sản xuất là một nội dung của Chương trình - Ảnh minh họa

Đó là 1 trong 4 mục tiêu cụ thể của Chương trình hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn và miền núi giai đoạn 2011 - 2015 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 1831/QĐ-TTg.

Các dự án ứng dụng và chuyển giao khoa học và công nghệ được hình thành theo nhóm gắn với mục tiêu và nội dung cụ thể như nâng cao hiệu quả sản xuất lúa gạo bảo đảm an ninh lương thực và chất lượng gạo xuất khẩu; ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp; phát triển chăn nuôi theo hướng công nghiệp, khép kín từ sản xuất đến chế biến và thị trường tiêu thụ; phát triển ngành nghề nông thôn sử dụng máy công cụ cải tiến, cơ khí hóa các khâu sản xuất, nâng cao chất lượng lao động;...

Tập huấn kỹ thuật cho ít nhất 40.000 nông dân

Chương trình sẽ đào tạo bồi dưỡng để nâng cao năng lực quản lý và tổ chức triển khai dự án cho ít nhất 1.000 lượt cán bộ quản lý ở địa phương. Đào tạo, tập huấn kỹ thuật cho ít nhất 1.800 cán bộ kỹ thuật địa phương và 40.000 nông dân để có một mạng lưới cộng tác viên trực tiếp ở địa phương, những người thường xuyên bám sát địa bàn giúp nông dân tiếp tục triển khai dự án khi cán bộ chuyển giao công nghệ đã rút khỏi địa bàn.

Chương trình còn xây dựng và triển khai các chuyên đề giới thiệu và phổ biến kiến thức khoa học, tập huấn kỹ thuật trên các phương tiện thông tin đại chúng ở Trung ương và các địa phương trong cả nước.

Bên cạnh đó, Chương trình cũng hỗ trợ hình thành ít nhất 60 doanh nghiệp vừa và nhỏ ứng dụng công nghệ mới, tiên tiến ở khu vực nông thôn và miền núi, trong đó có ít nhất 25 doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Chương trình sẽ được thực hiện từ 2011 - 2015 với kinh phí dự kiến là 1.200 tỷ đồng.

(Theo Chí Kiên // Tin Chính phủ)

  • Giáo sư Dapice: Nền kinh tế Việt Nam - Tiềm năng lớn, rủi ro cao
  • “Bình” nhưng không “ổn “!
  • Dự án treo, cơ hội bị bỏ phí
  • Lúa gạo tăng giá: “Bốn nhà” bắt tay, nông thương mới lợi
  • Chờ luật, doanh nghiệp gạo mạnh ai nấy làm
  • 15 ngành, lĩnh vực sử dụng vốn đầu tư phát triển giai đoạn 2011-2015
  • Ngăn chặn sớm các nguy cơ tăng giá
  • Kinh doanh dịch vụ CKS ở Việt Nam: Tiềm năng và Thách thức
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi