Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Kê khai giá: Doanh nghiệp còn thờ ơ

Yêu cầu về việc đăng ký giá đối với các doanh nghiệp (DN) theo Thông tư 122 về quản lý giá của Bộ Tài chính đến 1-10 sẽ chính thức có hiệu lực. Tuy nhiên, thời điểm này các DN chưa có động thái gì và ngay cả phía Bộ Tài chính cũng không chắc các DN sẽ triển khai đảm bảo đúng tiến độ quy định.

Các DN vẫn thờ ơ


Theo Bộ Tài chính, Thông tư 122 có hiệu lực từ 1-10, nhưng để các DN chuẩn bị, đã “giãn” thời gian đến 10-10, tức là còn đúng... 2 ngày nữa, bao gồm: Ngành xi măng 8 DN; thép xây dựng có 18 DN; khí hóa lỏng 5 DN; Tập đoàn Than, khoáng sản; phân bón hóa học 11 DN; thuốc BVTV 36 DN; thuốc thú y 10 DN; muối 10 DN; đường ăn 8 DN; thóc gạo: TCT lương thực Miền Nam và TCT lương thực Miền Bắc. Với xăng dầu, tất cả các đầu mối kinh doanh đều phải đăng ký. Riêng mặt hàng sữa bột cho trẻ em dưới 6 tuổi có 7 DN gồm: Nestle Việt Nam, Dược phẩm 3A, Công ty sữa Meiji Việt Nam, Seryung, Mead Jonhson, Friesdlan Campina...
 
Tuy nhiên, đa phần các DN đều chưa chuẩn bị, hoặc không có ý định đăng ký kê khai giá. Vài DN trước đây có đăng ký kê khai thì thắc mắc: có phải đăng ký lại không, hay chỉ khi có kế hoạch tăng giá mới kê khai... Một thành viên của  Công ty  dược phẩm 3A cho  biết: Sẽ  chấp hành đầy đủ quy  định, nhưng  vẫn  còn nghe ngóng  động  thái của  các  DN khác.
 
Riêng 11 DN phân bón hóa học phải đăng ký kê khai giá đợt này thì vẫn “bình chân như vại”. Ông Nguyễn Đình Hạc Thúy, Phó Chủ tịch Hiệp hội Phân bón Việt Nam cho biết, các DN thuộc Hiệp hội hiện vẫn chưa thực hiện đăng ký giá, và cũng không hiểu đăng ký kê khai thế nào. “Giá phân bón hiện đang nhấp nhổm tăng, và thực tế là đã tăng ở ĐBSCL, vì thế, hiện các DN đang tối mắt tối mũi để lo đầu ra, đầu vào, thời gian đâu mà đăng ký giá”. Vả lại, để đăng ký, kê khai giá phân bón là điều không hề đơn giản, bởi lẽ, giá trong nước phụ thuộc quá nhiều và giá nguyên liệu thế giới. Chúng ta hầu hết phải nhập nguyên liệu, nên khó có thể niêm yết giá cố định trong một thời điểm.
 
Khắc  phục  kẽ hở trong quản lý giá

Trước đây, theo Thông tư 104, trong thời gian tối thiểu 15 ngày liên tục, giá bán lẻ trên thị trường của mặt hàng tăng bình quân từ 15% trở lên so với giá trước khi có biến động thì Nhà nước sẽ thực hiện việc bình ổn giá. Đây chính là kẽ hở để các DN lách và tăng giá vô tội vạ như thời gian qua. Vì vậy, Cục Quản lý giá cho biết từ việc đăng ký kê khai giá theo Thông tư 122 hoàn tất, DN muốn điều chỉnh giá phải gửi bảng đăng ký kê khai cấu thành giá sản phẩm đến Cục hoặc cơ quan chức năng. Nếu giải trình hợp lý thì nơi này mới cho phép điều chỉnh. Mới đây nhất, đầu tháng 10, Cục Quản lý giá đã từ chối một DN phân bón tăng giá bán sau khi kiểm tra các cơ cấu giá thành và thấy rằng việc tăng giá chỉ nhằm tăng lợi nhuận chứ không phải do chi phí đầu vào. Theo ông Nguyễn Tiến Thỏa, nếu không đăng ký kê khai, DN sẽ bị phạt nặng. Thậm chí, nếu đủ căn cứ cho thấy giá chênh lệch quá cao giữa đầu vào, đầu ra, DN có thể tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, các loại giấy phép kinh doanh”.
 
Tuy nhiên, theo các DN, điều e ngại nhất không phải là không dám kê khai cơ cấu chi phí sản phẩm mà chính là quy trình thực hiện và sự chính xác trong việc kê khai giá. Thực tế đối với mặt hàng sữa, cơ cấu chi phí trong vận chuyển, nhân lực, chi phí lưu kho bãi... nơi cao nơi thấp, trong khi cấp sở ở địa phương cũng khó biết DN đăng ký giá như vậy nhưng thực tế có bán đúng giá hay không.

(Báo Đại Đoàn Kết)

  • Cải cách tiền lương: Cải tổ để trả giá đúng sức lao động Bài 1: Lương cán bộ công chức: Đã xứng đồng tiền bát gạo chưa?
  • Cải cách tiền lương: Cải tổ để trả giá đúng sức lao động Bài 2: Cải cách tiền lương là...
  • Cơ cấu lại nền kinh tế: Hướng đi nào cho Việt Nam?
  • Hỗ trợ ứng dụng tiến bộ kỹ thuật cho nông thôn, miền núi
  • Giáo sư Dapice: Nền kinh tế Việt Nam - Tiềm năng lớn, rủi ro cao
  • “Bình” nhưng không “ổn “!
  • Dự án treo, cơ hội bị bỏ phí
  • Lúa gạo tăng giá: “Bốn nhà” bắt tay, nông thương mới lợi
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi