Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Đồng hành cùng doanh nghiệp: Không thể tranh nhau “ăn xổi” thị trường nội địa

Hiện nay, đa số doanh nghiệp (DN) trong nước tỏ ra nuối tiếc và lo lắng khi cho rằng hệ thống phân phối trong nước đang bị các DN nước ngoài lấn sân bằng các phương thức mua sắm hiện đại và tiện lợi của Metro, Parkson, Lotte...

Nguyên nhân do từ trước tới nay các DN trong nước chỉ quan tâm đến xuất khẩu, chưa chú trọng đến việc phát triển thị trường nội địa, không xây dựng được cơ sở hạ tầng tốt để phục vụ cho việc phân phối sản phẩm.

Về vấn đề này, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, chuyên gia kinh tế cao cấp cho rằng thị trường trong nước luôn là thị trường năng động và đang lớn mạnh, với 60% dân số đang ở độ tuổi dưới 30, sẽ là những người có mức tiêu thụ cao. Tuy nhiên, mục tiêu phục vụ chiến lược trong nước của chúng ta lúc này là phải bàn đến dài hạn. Không thể xuất khẩu không được rồi tập trung cho thị trường nội địa bằng cách “ăn xổi”, tranh nhau đổ hàng về bán cho thị trường nông thôn. Chúng ta phải nghiên cứu, tìm hiểu thị trường từng vùng, miền (như các công ty bột giặt hoặc dầu gội họ đã thành công khi có những túi nhỏ 500 đồng là một ví dụ); tập trung nghiên cứu sức mua, thị hiếu tiêu dùng và có thể là mùa vụ nữa để tiếp cận. Từ đó chúng ta có thể có những dây chuyền cho thị trường trong nước. Thị trường trong nước phải làm cơ bản và lâu dài, đẩy mạnh các vấn đề nói trên là chúng ta đẩy được hàng nước ngoài ra xa. Theo Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, thị trường Việt Nam hiện đang mở rộng cửa nên hàng nước ngoài mới ồ ạt vào, trong khi Quốc hội cũng chưa thấy nói gì về vấn đề này, không có một chế tài nào cả!
 
Bà Ngô Thị Hồng Thu, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Kỹ nghệ Trường Thành, cho biết trong khi xuất khẩu gặp khó khăn thì việc quay về với thị trường nội địa là một quyết định quan trọng. Tuy nhiên, không có một công thức chung cho một DN nào mà cần xem xét kỹ để chọn bước đi đúng đắn nhất cho mình. Thị trường trong nước, từ chuẩn bị đến thực hành là cả một quá trình, không phải ngày một ngày hai. Theo bà Thu, thị trường trong nước nói thì dễ nhưng làm thì rất khó. Khi thị trường trong nước đã bão hòa, một công ty A. thâm nhập đồng nghĩa với một công ty B. lùi bước, chưa kể đến việc có thể “sứt đầu mẻ trán”. Trên thực tế, không phải công ty nào cũng đợi đến lúc xuất khẩu bế tắc mới quay lại thị trường nội địa. Nhiều DN đã bỏ ra không ít thời gian, công sức để chinh phục thị trường nội địa nhưng kết quả chưa được đáp lại. Đã đến lúc người nhanh thắng kẻ chậm, thà duy trì một người khách sẽ ít tốn kém hơn phát triển một người khách mới...

(Theo TRUNG ĐỒNG // Báo Bình Dương)

  • Giải bài toán "nông nghiệp đô thị"
  • Kiến nghị tiếp tục “khoan sức dân”
  • Năm kiến nghị 'đại phẫu' nền kinh tế
  • Tiền đâu bù thâm hụt ngân sách?
  • Chính sách và thực thi chính sách
  • Thách thức truyền tải điện
  • WB có thể hỗ trợ Việt Nam 1,3 -1,5 tỷ USD trong năm tài khóa 2009
  • Kích cầu tiêu dùng nông thôn: Trao cho nông dân "chiếc cần câu"?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi