Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Giải bài toán "nông nghiệp đô thị"

 

Máy gặt đập liên hoàn thu hoạch lúa xuân trên cánh đồng xã Đại Hưng, huyện Mỹ Đức (Hà Nội).   Ảnh: Thái Hiền

Nền nông nghiệp của Hà Nội hiện nay không chỉ đơn giản là phát triển để bảo đảm an ninh lương thực mà còn là những vấn đề về an sinh xã hội liên quan đến đời sống của trên 60% nông dân Thủ đô. Đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn như thế nào cho hiệu quả là bài toán cần nhiều chất xám để tìm lời giải.

 

Lợi thế của nông nghiệp Thủ đô

 

Lợi thế đầu tiên của Hà Nội, trước hết phải kể đến tiềm năng đất đai lớn, đa dạng các vùng sinh thái thuận lợi phát triển nhiều loại cây trồng, vật nuôi. Hiện nay, Hà Nội là một trong những địa phương có tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp cao nhất toàn quốc, chiếm 52,7% với 15,7 triệu con gia cầm, 1,7 triệu con lợn, gần 240.000 con trâu, bò. Diện tích nuôi trồng thủy sản tiềm năng với 17.160ha đạt sản lượng 45.000 tấn mỗi năm. Năm 2008, tổng sản lượng lương thực đạt 1,26 triệu tấn. Hiện việc chuyển đổi cơ cấu nội bộ trong nông nghiệp diễn ra rất mạnh mẽ.

 

Thủ đô là địa bàn vừa sản xuất, vừa gắn với thị trường tiêu thụ lớn và có nhiều đơn vị nghiên cứu của Trung ương về nông nghiệp nên có lợi thế hơn hẳn các địa phương khác trong việc ứng dụng khoa học, kỹ thuật mới vào sản xuất. Điển hình như mô hình áp dụng khoa học kỹ thuật vào trồng, chăm sóc bưởi Diễn ở khu Chiến Thắng, thị trấn Xuân Mai (Chương Mỹ), Phương Đình (Đan Phượng) cho giá trị thu nhập đạt trên 150-200 triệu đồng/ha, mô hình trồng cam Canh ở Cao Viên (Thanh Oai) cho thu nhập 250-300 triệu đồng/ha, chăn nuôi bò sữa ở Ba Vì, Gia Lâm cho thu nhập hàng trăm triệu đồng/hộ/năm… Hà Nội còn có các doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực chăn nuôi, nhiều nhà máy chế biến thức ăn, các cơ sở sản xuất giống giải quyết đầu ra cho nông sản.

 

Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội, ông Trần Xuân Việt nhận định: Phát huy lợi thế của Thủ đô, ngành nông nghiệp xác định cung cấp thực phẩm, rau màu, cây ăn quả, hoa, cây cảnh chất lượng cao, an toàn. Bên cạnh đó, chăn nuôi gia cầm, lợn, bò thịt, bò sữa vài năm nữa có thể giảm về đầu con nhưng phải tăng về năng suất, tăng vòng quay, sản lượng chăn nuôi. Trước mắt, Hà Nội đang quy hoạch về các phân khu chức năng dựa trên việc nghiên cứu khoa học cơ bản và tổng thể về các nguồn lực, trong đó ưu tiên hàng đầu là tài nguyên sinh thái.

 

Chú trọng phát triển bền vững

 

Trong quá trình phát triển tất yếu, Thủ đô sẽ có xu hướng giảm dần tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế; tăng thương mại, dịch vụ nên nông nghiệp Thủ đô buộc phải phát triển theo hướng chất lượng và hiệu quả. Để phát triển bền vững cần có quy hoạch và lựa chọn sản xuất phù hợp, được tính toán, giảm ở mức bao nhiêu sẽ phải theo lộ trình, giai đoạn và mục tiêu cụ thể. Chẳng hạn, vẫn cần có diện tích đất nông nghiệp nhất định ở các vùng lân cận nội đô, tập trung sản xuất các loại cây, con chất lượng, năng suất cao và bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, qua đó tăng hiệu quả sử dụng đất, trên cơ sở giữ nguyên các vùng chuyên canh rau an toàn (RAT), kinh tế trang trại. Chính diện tích này là vành đai thực phẩm phục vụ tại chỗ cho nội thành cũng như giải quyết việc làm cho nông dân trong giai đoạn chuyển đổi từ nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ.

 

Ngành nông nghiệp phấn đấu tốc độ tăng trưởng đạt từ 2,2-2,5%/năm, giá trị sản xuất nông nghiệp - thủy sản đạt 115 triệu đồng/ha trong năm 2009-2010.

 

 Dự kiến đến năm 2015, thành phố sẽ có 5.000-5.500ha RAT, được xây dựng ở 118 vùng tập trung. Tổng vốn đầu tư dự kiến hơn 900 tỷ đồng. Bên cạnh đó, nâng cao sản lượng và chất lượng lúa, cây ăn quả, hoa, cây cảnh tạo ra giá trị hàng hóa cao, tập trung các cây trồng chủ lực: cam Canh, bưởi Diễn, nhãn chín muộn đạt khoảng 15.000ha vào năm 2015. Chăn nuôi của Thủ đô hướng tới các sản phẩm chất lượng cao, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm.

 

Hiện nay, Hà Nội đang khẩn trương rà soát điều chỉnh, bổ sung và hoàn thành quy hoạch phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn Thủ đô đến năm 2020; xây dựng thị trường tiêu thụ nông sản ổn định với hệ thống cơ sở thương mại đều khắp ở các vùng; khuyến khích các tổ chức, cá nhân hợp tác trực tiếp với nông dân, hợp tác xã sản xuất các loại nông sản chất lượng cao dần thay thế các sản phẩm nhập khẩu và phục vụ xuất khẩu; đẩy mạnh dồn điền đổi thửa; nâng cao trình độ sản xuất cho nông dân.

(Theo Bạch Thanh // Hanoimoi Online)

  • Đồng hành cùng doanh nghiệp: Không thể tranh nhau “ăn xổi” thị trường nội địa
  • Kiến nghị tiếp tục “khoan sức dân”
  • Năm kiến nghị 'đại phẫu' nền kinh tế
  • Tiền đâu bù thâm hụt ngân sách?
  • Chính sách và thực thi chính sách
  • Thách thức truyền tải điện
  • WB có thể hỗ trợ Việt Nam 1,3 -1,5 tỷ USD trong năm tài khóa 2009
  • Kích cầu tiêu dùng nông thôn: Trao cho nông dân "chiếc cần câu"?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi