Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Vốn FDI: Vốn tăng nhưng khả năng “hấp thu” thấp

 Sau khi gia nhập WTO, Việt Nam đã thu hút mạnh mẽ các nhà đầu tư nước ngoài. Cụ thể, trong năm 2006, dòng vốn FDI vào nước ta đạt 12 tỷ USD vốn đăng ký, cao nhất trong 18 năm thu hút vốn FDI, với sự xuất hiện của nhiều dự án quy mô lớn trong lĩnh vực công nghiệp như sản xuất thép, điện tử, sản phẩm công nghệ cao... và dịch vụ như cảng biển, bất động sản, công nghệ thông tin...
 

Vốn đầu tư thực hiện của khu vực FDI trong hai năm đầu là thành viên WTO có sự tăng trưởng mạnh, với mức tăng trưởng 75,3% vào năm 2007 và 42,6% năm 2008. Năm 2009, mặc dù chịu ảnh hưởng khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới, vốn đầu tư thực hiện của khu vực FDI chỉ giảm 13% so với năm trước.

Đối với các nước đầu tư vào Việt Nam thì Malaysia đứng vị trí thứ nhất, chiếm 14,4% tổng vốn đăng ký; Đài Loan chiếm 11,4%, Hoa Kỳ chiếm 10,7%; Hàn Quốc chiếm 10,2%...  Đặc biệt, sau gia nhập WTO, cơ cấu đầu tư theo đối tác đã đa dạng hơn và có sự chuyển theo hướng tích cực, từ các quốc gia và vùng lãnh thổ thuộc châu Á sang các khu vực khác như châu Âu, châu Mỹ.

Tuy nhiên, theo TS Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, Việt Nam trước mắt vẫn dựa quá nhiều vào FDI để tăng trưởng. Hơn nữa, dòng vốn FDI tăng đột biến làm bộc lộ khả năng hấp thụ vốn chưa cao của nền kinh tế, chủ yếu do các yếu kém về thể chế, kết cấu hạ tầng và nguồn nhân lực có kỹ năng. TS Thành cho đây là những “nút thắt cổ chai” đối với các dự án FDI. Bên cạnh đó, có rất nhiều dự án khổng lồ cam kết vào Việt Nam sẽ gây ra những xáo trộn không nhỏ đối với môi trường kinh doanh trong nước. Mặt khác, Việt Nam cần phải chuẩn bị đầy đủ nguồn lực để tiếp nhận những “siêu” dự án này. Những chuẩn bị của nước ta đối với những dự án khổng lồ này không đơn thuần về mặt cơ sở hạ tầng, mà còn là về đội ngũ quản trị, lãnh đạo địa phương. Nếu không chuẩn bị tốt, doanh nghiệp FDI sẽ mang hết bộ máy của họ vào, chỉ tận dụng nguồn đất ưu đãi của nước ta.

Ông Nguyễn Đăng Bình, Phó Vụ trưởng Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng: “Tuy số lượng vốn FDI đăng ký cao chưa từng thấy với nhiều dự án có quy mô vài tỷ USD, nhưng còn rất nhiều vấn đề cần phải xem xét và cân nhắc về cơ cấu đầu tư theo ngành, mức độ cam kết vốn, năng lực của các nhà đầu tư và số vốn đầu tư thực sự chuyển từ nước ngoài vào Việt Nam. Đây là lúc chúng ta cần rà soát lại những dự án để cắt bỏ những dự án nếu nó mang lại hậu quả xấu cho nền kinh tế - xã hội.

(Báo Đại Đoàn Kết)

  • Thu hút FDI đang ngắm trượt mục tiêu?
  • Nóng chuyện điện, xăng dầu, giá cả
  • Đàm phán FTA: Không chỉ là mở rộng thị trường
  • Đến năm 2015: Cần 559 nghìn tỷ đồng vốn đầu tư phát triển hạ tầng giao thông
  • Tái cấu trúc Doanh nghiệp nhằm nâng cao sức cạnh tranh
  • Quốc gia thất bại và quốc gia thành công
  • WB: Chính sách vĩ mô của Việt Nam đúng hướng
  • Cơ hội thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi