Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Đừng xem thường bọn 'râu ria'

Gần đây, khi nhiều mặt hàng nông sản chủ lực đang gặp khó khăn về thị trường thì những mặt hàng chẳng ai để ý như lá ớt (Ninh Giang -Hải Dương), lá chuối (Nhà Bè –TP HCM) cứ thong dong xuất ngoại Âu, đi Mỹ và thu về tiền tỷ

Cứ từ chuyện này để thấy, trên thị trường hiện đang có nhiều sự lạ: trong khi những lĩnh vực sản xuất, kinh doanh đầu tư lớn, cẩn thận và bài bản như chứng khoán, nhà đất...chỉ kinh doanh cầm chừng, thậm chí đóng băng, thua lỗ thì nhiều lĩnh vực chỉ được xem như râu ria, vặt vãnh dường như đang thắng lớn.

Tình trạng cơ thể thì ốm yếu, còn râu ria thì sống khỏe thể hiện rất rõ trong lĩnh vực ô tô: trong khi đây là thời điểm được đánh giá là "thê thảm" các nhà sản xuất và kinh doanh Việt Nam khi sản lượng bán hàng của thành viên giảm tới phân nửa so cuối năm 2011, dù các hãng xe thi nhau đưa ra những chương trình khuyến mại, tặng quà...Trong khi "trâu" (tức ô tô) đang ế ẩm sưng xỉa như vậy thì một cái nghề râu ria, ký sinh trên lưng "trâu" tức dịch vụ trông giữ ô tô lại đang phất như diều gặp gió tại các đô thị.

Với 1 cuộn dây thừng, 1 viên phấn, cái bút và 1 tập vé (thậm chí không cần vé và thừng) bất cứ vỉa hè, lòng đường giành cho lưu thông nào trong đô thị lớn ví như Hà Nội cũng được người ta thản nhiên lập bãi trông xe ôtô với mức thu tự đặt cao ngất. Với các khoản đầu tư gần như bằng không, nhưng cái nghề kinh doanh "dây thừng" lại thu về những khoản siêu lợi nhuận. Người ta tính sơ sơ, với mức phí tự đặt trung bình từ 40 -50 ngàn đồng/ lượt -chênh lệch lên đến hàng chục lần so với giá vé do ngành thuế phát hành, dịch vụ "dây thừng" này mỗi ngày thu về cả tiền tỷ.

Trong khi những lĩnh vực sản xuất, kinh doanh lớn chỉ đầu tư cầm chừng, thậm chí đóng băng, thua lỗ thì nhiều lĩnh vực chỉ được xem như râu ria lại đang thắng lớn.

Tạm thời chưa bàn đến vấn đề: không biết những khoản tiền chênh lệch, tiền thu được từ "chiêu" quay vòng vé; kiếm được do lập bãi trông xe ở lòng đường, vỉa hè chảy vào túi ai? Ai là người phải chịu trách nhiệm chính về tình trạng này? Nhưng rõ ràng tiếng ca thán thấu trời của những tay "cưỡi trâu" tức người đi ô tô (và cả xe máy) khiến cho chính quyền cũng chẳng mãi làm ngơ.

Tại Hà Nội, UBND Thành phố vừa quyết định  thu hồi giấy phép trông giữ phương tiện trên lòng đường, vỉa hè tại 262 tuyến phố, thuộc 9 quận và từ sau ngày 15/2, kiên quyết không còn bãi trông giữ xe chiếm giữ vỉa hè lòng trái phép và phá giá nữa.

Dẹp cái nạn bán "dây thừng" với giá chắt cổ dứt khoát là đúng đắn rồi, nhưng vấn đề là duy trì được bao lâu, bởi ngay từ khi ý tưởng này đi vào thực thi (trung tuần tháng 2/2012) không ít người e ngại, dẹp bãi rồi "trâu" sẽ buộc vào đâu.

Mà quả thật, để các bãi trông giữ xe nơi các vỉa hè tuyến phố thì tiếng ca thán đã nhiều mà khi vặt đi cái dịch vụ tưởng chừng như râu ria kia thì dư luận công chúng cũng chẳng để yên. Người đi ô tô, người đi xe máy kêu do thiếu cái râu ria (tức dịch vụ giữ xe) nên xe cộ chẳng biết gửi vào đâu đã đành mà ngay cả những người dân sinh sống và buôn bán trên các tuyến phố nói trên cũng kêu ca dữ dội.

Người dân ở các tuyến phố cấm thì có thể để xe trong nhà. Còn người đến đây buôn bán, tham quan sẽ để ở đâu? Họ để xe ở quá xa liệu có phù hợp không? Hy việc người dân than phiền nhiều vì việc đứng ở tuyến phố cấm đón con tan học hay vào cửa hàng ven đường mua vài thứ lặt vặt cũng bị xử phạt. Mà người dân trong nội thành còn vi phạm thì người ngoại tỉnh liệu họ có thể biết rõ chính sách của thành phố không khi chưa đưa ra hướng dẫn cụ thể ở tuyến phố cấm...

Hình như, chuyện "vặt râu" (tức dịch vụ trông giữ xe) trên hơn 260 tuyến phố có gì đó không ổn nên mới đây Sở GTVT Hà Nội vừa thống nhất với UBND quận Hoàn Kiếm "cởi trói" cho phép một số tuyến phố được khôi phục lại cái dịch vụ râu ria kia bằng cách tổ chức trông giữ xe trên vỉa hè để giải quyết nhu cầu đỗ xe của người nhân dân.

Theo đó, Sở GTVT thống nhất với UBND quận Hoàn Kiếm để trình UBND thành phố cho phép duy trì tuyến phố Gầm Cầu để trông giữ phương sở này cũng thống nhất đề xuất 5 tuyến phố Lê Duẩn (trước khách sạn Cây Xoài); Hồ Hoàn Kiếm; Bảo Khánh; Triệu Quốc Đạt; Lò Sũ được sắp xếp đỗ xe trên hè.

Tất nhiên bên cạnh việc cởi bỏ, để tiếp tục dành lại lòng đường vỉa hè cho giao thông và người đi bộ, một số quận nội thành đang nỗ lực rà soát để thắt lại, tức tiếp tục cấm trông giữ xe các tuyến phố mới. Ví như phố Nhân Hòa, Ngụy Như Kom Tum, tuyến phố dọc sông Tô Lịch (điểm đầu ngã ba Khương Trung, điểm cuối hết địa bàn phường Khương Đình) và phố Nguyễn Tuân (điểm đầu giao với đưỡng Nguyễn Trãi, điểm cuối giao với Lê Văn Lương) cấm trông giữ phương tiện dưới lòng đường....

Nhưng việc cởi bỏ lệnh cấm trên tại một loạt tuyến phồ quan trọng vừa qua của thành phố Hà Nội cũng cho thấy thấy rằng đừng nên xem thường những gì là râu ria vặt vãnh. Cái ô tô, xe máy to thật đấy những không có những cái thô sơ, vặt vãnh như dịch vụ trông giữ phương tiện thì nhiều khi cũng 'khóc" thật đấy chứ chẳng chơi.

Sâu sa hơn, qua việc "trói" và "cởi" cho cái dịch vụ này người ta cũng nhận ra một điều: phàm ở trên đời làm cái gì cũng phải toan tính, cân nhắc trước sau cho sâu, cho kỹ. Nếu cái gì cũng duy ý chí, quyết tâm cắm đầu, cắm cổ làm cho bằng được mà không nghĩ đến những phát sinh đi kèm thì nhiều khi chẳng ổn chút nào.

Cũng may, trông giữ xe nói gì gì thì nói cũng là dạng dịch vụ "râu ria", hôm nay người ta cấm, mai lại  dỡ lệnh cấm còn tương đối đơn giản chứ trong đời sống kinh tế xã hội có những lĩnh vực khi đã trói lại rồi muốn cởi ra cũng khó lắm thay...

(Theo VEF)

  • Việt Nam: Niềm tin tiêu dùng xuống thấp nhất kể từ 2010
  • Việt-Mỹ trong thế cờ biển Đông
  • Vốn FDI gây ấn tượng tuần cuối tháng 4
  • Từ việc tăng lương nghĩ đến bài toán cung – cầu
  • Bộ Chính trị đặt mục tiêu kiềm chế lạm phát ở mức 8 - 9%
  • Doanh nghiệp Nhà nước: Của ai, do ai và vì ai?
  • Tái cơ cấu: E ngại với 'tuần tự tiệm tiến'
  • Nông dân phá sản: Kêu chẳng thấu vì không biết PR
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi