Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Góc nhìn 2010

Hầu hết các nhà kinh tế hàng đầu trong nước đều có chung cái nhìn thận trọng về triển vọng kinh tế năm 2010, bất chấp những dự báo lạc quan do các tổ chức quốc tế và các cơ quan nhà nước đưa ra gần đây.

Công cụ để “ứng vạn biến”

Viện phó viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương Nguyễn Đình Cung nói: “Năm nay là một năm rất nhạy cảm” bởi tất cả các cấp trong bộ máy nhà nước chuẩn bị cho Đại hội Đảng lần thứ XI tổ chức vào đầu năm tới. Sự kiện này, ông Cung nhận xét, sẽ có thể dẫn đến một trong hai trạng thái điều hành trái ngược nhau. Ở kịch bản lý tưởng, các cơ quan nhà nước sẽ thực hiện hàng loạt các cải cách cơ bản nhằm tạo ra nền tảng tốt hơn cho nền kinh tế do những yêu cầu cấp bách tái cơ cấu, thay đổi mô hình tăng trưởng và chất lượng tăng trưởng. Kịch bản thứ hai, theo ông, là: “Các cơ quan nhà nước sẽ duy trì tâm lý chờ đợi, nhiều cấp sẽ ứng xử theo tư duy nhiệm kỳ. Tức là tốc độ giải quyết vấn đề chậm và thận trọng đi”.

Tuy nhiên, ông Cung hy vọng đề án 30 của Chính phủ có thể sẽ là khâu đột phá cho những chuyển biến về kinh tế, xã hội trong năm tới. Theo đề án này, Việt Nam sẽ cắt bỏ khoảng 1.700 trong tổng số 5.700 thủ tục hành chính hiện hành, tạo ra lợi ích tương đương 13.000 tỉ đồng/năm trong vòng mười năm tới. Đây rõ ràng là thách thức lớn vì Chính phủ đã tuyên bố cắt giảm trước mắt 200 thủ tục, nhưng từ tháng 8.2009 tới nay chưa bỏ được thủ tục nào. Ông Cung, người đã góp nhiều công sức trong việc bãi bỏ hàng trăm giấy phép con theo luật Doanh nghiệp nhận xét: “Kinh nghiệm của tôi là với số lượng như vậy thì chỉ cần làm trong một tháng. Vì thế, những cam kết chính sách cần phải được thực hiện quyết liệt hơn”.

Về vấn đề này, giáo sư Nguyễn Mại, một chuyên gia kinh tế, có cái nhìn thận trọng hơn xuất phát từ kinh nghiệm hàng loạt giấy phép con xuất hiện trở lại gần đây sau khi nhiều giấy phép đã bị xoá bỏ bởi tổ công tác thi hành luật Doanh nghiệp. Ông Mại nói: “Câu chuyện xoá bỏ giấy phép con như là câu chuyện cổ tích về rắn mãng xà. Cứ chém đầu này, nó mọc đầu khác”. Ông Mại cho rằng, cần lấy mô hình cải cách thủ tục hành chính chuẩn, có hiệu quả ở một phường nhân rộng ra, thay vì cách làm (tính số lượng) như hiện nay.

Trong khi đó, GS Võ Đại Lược cho rằng “Chương trình này chỉ là cắt bỏ những thủ tục hành chính lạc hậu của Việt Nam, chứ nó không giúp nâng cấp thể chế của chúng ta lên tầm quốc tế”. Ông Lược cho rằng, giải pháp chủ yếu trong năm tới của kinh tế Việt Nam phải là cải cách thể chế, chứ không phải vốn đầu tư. Ông nói: “Vấn đề là Việt Nam phải có trong tay một công cụ để có thể “Dĩ bất biến ứng vạn biến”. Cái công cụ này là gì? Công cụ này là “đổi mới”, mọi cái có thể luôn biến đổi, do vậy phải đổi mới, trên cơ sở “lợi ích phát triển của đất nước, sự giàu có của nhân dân, sự tiến bộ của xã hội”.

May mắn, nhưng yếu kém còn nguyên

Tuy nhiên, các nhà kinh tế trong hội thảo “Kinh tế Việt Nam năm 2010: nhận diện cơ hội đầu tư kinh doanh” do trung tâm Thông tin và dự báo kinh tế xã hội quốc gia và báo Đầu Tư tổ chức hôm qua tại Hà Nội, không thể phủ nhận mở rộng vốn đầu tư, nhất là của Nhà nước đã là động lực cho kinh tế Việt Nam trong năm qua. Nhưng đây lại có thể là nguồn gốc của bất ổn kinh tế vĩ mô.

Theo tính toán của ông Cung, trong khoảng thời gian từ đầu năm 2007 tới cuối năm 2009, tín dụng mở rộng thường tác động lên chỉ số giá cả (CPI) khoảng 6 – 7 tháng sau đó. Như vậy, tăng trưởng tín dụng gần 38% trong năm 2009, chỉ thấp hơn mức kỷ lục gần 54% của năm 2007, sẽ gia tăng nguy cơ tái lạm phát rất cao trong thời gian tới. Dù không đưa ra con số dự báo, nhưng ông Cung dẫn số liệu của quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) là CPI sẽ vào khoảng 11% cho năm 2010.

Chính sách tài khoá mở rộng, tiền tệ nới lỏng trong năm 2009, theo ông Lược sẽ gây tác động tiêu cực cho năm 2010. Chỉ số ICOR của Việt Nam đã tăng từ 8 năm 2008 lên 9 năm 2009. Chỉ số này lên tới 12 ở khu vực kinh tế nhà nước năm 2009. Ông Lược nhận xét: “Tức là chúng ta đầu tư quá nhiều mà hiệu quả rất thấp. Điều này sẽ cho hệ luỵ xấu với nền kinh tế”.

Ông Lược cho rằng, vấn đề tỷ giá VND/USD cần phải đặc biệt quan tâm và giải quyết sớm. Lý do là Việt Nam đã cố định tỷ giá này quá lâu trong khi lạm phát tăng cao. Tỷ giá như hiện nay, theo ông, không phù hợp nên không giảm được nhập siêu và không cách nào phát triển được công nghiệp phụ trợ. Ông nói, các nhà hoạch định chính sách cần học kinh nghiệm của Trung Quốc. Vào năm 1994, Trung Quốc đã phá giá đồng nhân dân tệ tới 40 – 50%, và sau đó cố định tỷ giá này. Xuất khẩu của Trung Quốc bùng nổ, hàng Trung Quốc tràn ngập thế giới với giá siêu rẻ. Ông Lược nói: “Vì thế mà một quả trứng gà Trung Quốc rẻ chỉ bằng nửa quả trứng gà Việt Nam”.

Chuyên gia kinh tế của ngân hàng Thế giới Đoàn Hồng Quang thì cho rằng, triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2010 là sáng sủa hơn các nước. “Việt Nam đã vượt qua năm 2009 một cách may mắn như một người may mắn vượt qua được bãi kẹt xe, nhưng yếu kém kinh tế vẫn còn nguyên đó”.

( Theo Tư Giang // SGTT Online)

  • PCI 2009: Minh bạch và chất lượng lao động thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
  • Phát triển đại học ở Nhật và gợi ý cho Việt Nam
  • Bốn chuyển biến tích cực sau khi gia nhập WTO
  • Cẩn trọng với CPI tháng 1?
  • 10 sự kiện kinh tế - xã hội nổi bật năm 2009
  • VN thuộc nhóm nước tăng trưởng kinh tế nhanh
  • 2010: Thời điểm nhìn lại lý thuyết phát triển và chính sách kinh tế Việt Nam
  • Giá bán lẻ xăng dầu - gánh nặng của người dân!
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi