Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

'Hàng không VN sẽ tăng trưởng nhanh thứ 3 thế giới'

Dự báo của Tổng giám đốc Hiệp hội hàng không thế giới Giovanni Bisignani về tương lai ngành này ở Việt Nam tới năm 2014 rất khả quan, song ông khuyến cáo không nên tự mãn mà phải tiếp tục đầu tư, phát triển.

Đến TP HCM hôm 14/1, ông Giovanni Bisignani, Tổng giám đốc Hiệp hội hàng không thế giới (IATA) trao đổi: “Tương lai của ngành hàng không Việt Nam rất khả quan. Vào năm 2014, Việt Nam được dự kiến sẽ trở thành thị trường vận chuyển hành khách, hàng hóa quốc tế phát triển nhanh thứ ba trên thế giới (sau Trung Quốc, Brazil) và là thị trường vận chuyển hành khách nội địa phát triển nhanh thứ hai sau Trung Quốc".

Theo ông Giovanni Bisignani, dự báo trên dựa vào mức tăng trưởng hàng không bình quân của thế giới hiện nay là 5%, nhưng đến năm 2014, con số này của Việt Nam đạt tới 10%. Ngoài ra, mức bình quân dự kiến GDP của Việt Nam mỗi năm tăng khoảng 7% tới 2015 cũng là trong những nguyên nhân thúc đẩy thị trường hàng không phát triển mạnh.

"Chúng ta có thể thấy ngay tốc độ tăng trưởng khi mỗi tháng tại Việt Nam có thêm một máy bay, điều này tương tự như có thêm một công ty", giám đốc IATA phân tích.

Về bình diện khu vực, Châu Á - Thái Bình Dương cũng là một trong những nơi có tốc độ phát triển hàng không tốt nhất. Dự báo, trên thế giới tới năm 2014, mỗi năm cả thế giới tăng thêm 800 triệu hành khách và trong đó Châu Á - Thái Bình Dương chiếm 1/2.

Đưa ra những dự báo khả quan nhưng theo ông Giovanni Bisignani, hàng không Việt Nam không nên tự mãn vì điều này. "Đó chỉ là dự đoán trong tương lai và không phải là một sự thật hiển nhiên. Ngành hàng không Việt Nam phải được xây dựng và hỗ trợ bởi những chính sách thiết thực, thể hiện rằng đây là một ngành công nghiệp năng động, đòi hỏi phải thay đổi, sáng tạo", người đứng đầu Hiệp hội hàng không thế giới cảnh báo.

Theo đó, để theo kịp với đà tăng trưởng của thị trường, Việt Nam cần đầu tư nâng cao công nghệ, chuyên môn, đầu tư hạ tầng, công tác điều hành sao cho tiết giảm tối đa các chi phí.

IATA đưa ra lời khuyên là việc nâng cao năng suất quan trọng để duy trì lợi thế cạnh tranh, như đơn giản hóa bằng cách bỏ đi các giấy tờ trong dây chuyền cung ứng vận chuyển. "Check in, vé điện tử, thậm chí là sử dụng mã vạch, người mua vé được cung cấp một mã vạch, khi ra sân bay họ chỉ cần sử dụng điện thoại để mở mã vạch đó lên là có thể làm thủ tục bay", ông Giovanni Bisignani đưa ra ví dụ.

Trên thực tế, việc đơn giản hóa các thủ tục giấy tờ tăng mức tiết kiệm của IATA lên đến 4,9 tỷ USD. Cuối năm 2010, ngành hàng không thế giới đã hoàn tất việc ứng dụng thẻ hành khách được mã hóa 2 chiều. Hiện sân bay Tân Sơn Nhất đã sẵn sàng cho các dịch vụ trên, còn Nội Bài hứa đến mùa xuân hoặc mùa hè năm nay.

Đánh giá ngành hàng không Việt Nam, Tổng giám đốc Hiệp hội hàng không thế giới cho rằng, một trong những vấn đề mà hàng không Việt Nam cần lưu tâm hiện nay là quá trình phục hồi thị trường "trên trời" của thế giới đã ngưng lại sau năm 2010 phát triển rực rỡ.

Cụ thể, năm 2008, khi khủng hoảng kinh tế diễn ra, hàng không thua lỗ 16 tỷ USD, 2009 là 10 tỷ USD. Tuy nhiên, một năm sau đó, ngành hàng không khôi phục nhanh, lợi nhuận tăng 15,1 tỷ USD khi các nước lớn như Trung Quốc, Ấn Độ... cùng hàng động.

Dự báo của IATA, năm 2011 lợi nhuận 9 tỷ USD (kém hơn so với dự báo trước đó là 11 tỷ USD). Hiệp hội cho rằng trong năm tới ngành hàng không sẽ phải đối mặt với những khó khăn hơn cả những gì đang trải qua hiện nay (do giá dầu dự kiến năm 2011 là 84 USD một thùng so với một năm trước đó là 79 USD, làm tăng chi phí nhiên liệu lên 27%)

Thêm nữa, mức tăng trưởng GDP toàn thế giới 3,5% của năm 2010 dự kiến sẽ giảm xuống còn 2,65 trong năm nay. Việc gia tăng thuế cũng diễn ra ở một số nước là lý do tiếp theo khiến IATA tin tưởng vào nhận định về hàng không năm nay của mình.

"Việt Nam phải tiếp tục đầu tư, phát triển nếu không sẽ rơi vào khủng hoảng như các hãng hàng không ở Châu Âu hiện nay", ông Giovanni Bisignani nhấn mạnh một lần nữa.

Hiệp hội hàng không thế giới (IATA) với khoảng 230 thành viên là các hãng trên khắp thế giới, chiếm đến 93% lộ trình giao thông quốc tế thế giới.

Theo IATA, ngành hàng không Châu Âu sẽ lạc hậu so với các khu vực chủ chốt với lợi nhuận năm 2011 dự kiến chỉ có 300 triệu USD (giảm 100 triệu so với năm 2010). Điều kiện thị trường khu vực này cũng ảm đạm khi khủng hoảng nợ vẫn còn, tăng trưởng chậm và đặc biệt là các biện pháp của Chính phủ với hàng không cũng không hiệu quả.

Năm nay, dự báo IATA, khu vực Bắc Mỹ, lợi nhuận hàng không năm 2010 là 5,1 tỷ USD giảm còn 3,2 tỷ USD. Châu Á - Thái Bình Dương lần lượt các con số này là 7,7 tỷ USD giảm còn 4,6 tỷ. Trung Đông 700 triệu USD xuống 400 triệu. Mỹ La Tinh 1,2 tỷ USD xuống 700 triệu. Châu Phi, dự kiến lợi nhuận năm 2011 sẽ phá vỡ mức 100 triệu năm 2010.

(VnExpress)

  • Thêm nhiều quy định có lợi cho dân
  • Bất ổn chất lượng dân số
  • PwC dự báo kinh tế Việt Nam đứng thứ 14 thế giới vào năm 2050
  • 10 năm tới GDP Việt Nam sẽ tăng trưởng 6,5-7%
  • Việt Nam tăng hạng về tự do kinh tế
  • Thách thức để lại
  • 7 nhóm giải pháp phát triển kinh tế - xã hội năm 2011
  • “Thách thức nằm trong nội tại nền kinh tế”
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi