Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Học làm nông nghiệp, tại sao không?

Ông Đoàn Xuân Tiến, Hiệu trưởng Trường Trung cấp Nông nghiệp Hà Nội khẳng định: Làm nông nghiệp bây giờ không phải như xưa nữa, bởi nông thôn hiện nay là nông thôn theo mô hình mới. Công việc nhà nông không còn đơn thuần là lao động chân tay mà còn cần cả kiến thức, kỹ năng vận dụng cơ giới hóa, máy móc hiện đại và biết vận dụng khoa học, kỹ thuật tiên tiến vào lao động, sản xuất nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao. Vì thế, nhu cầu học làm nông nghiệp ngày càng tăng.
 
Trao đổi kinh nghiệm trồng rau an toàn. Ảnh: Bá Hoạt
Có nhu cầu, dù không mạnh như đối với các ngành học được coi là thời thượng như kế toán, tài chính, ngân hàng, CNTT…, nhưng để các lĩnh vực đào tạo của ngành nông nghiệp từng bước khẳng định ưu thế, vai trò trong phát triển kinh tế - xã hội, nhất là ở vùng ngoại thành Thủ đô và khu vực lân cận cũng không phải là chuyện đơn giản. Để làm được điều đó, trường phải đa dạng hóa ngành nghề đào tạo; mở rộng phương thức đào tạo, không chỉ là theo học tại trường, mà còn tập trung tại cơ sở (tại các trung tâm dạy nghề quận, huyện…) hoặc truyền dạy trực tiếp tại các trang trại chăn nuôi, cây trồng, thủy sản… Nhờ sự linh hoạt ấy mà số lượng HS đăng ký theo học tại trường ngày càng tăng, với gần 2.000 HS/năm ở các hệ đào tạo. Con số 70% HS có việc làm đúng chuyên ngành học sau khi ra trường hằng năm góp phần không nhỏ tạo nên niềm tin tưởng của HS khi đăng ký theo học tại trường.

Điểm khác biệt trong cách thức đào tạo ở Trung cấp Nông nghiệp Hà Nội là mặc dù vẫn tiến hành đào tạo theo các chuyên ngành chung đã được phê duyệt, nhưng sau một năm, HS được lựa chọn ngành học chuyên sâu hơn để có thể tiếp cận và vận dụng thành thạo kiến thức đã học vào thực tế. Ví dụ, trong ngành chăn nuôi - thú y, HS có thể chọn theo học chăn nuôi bò sữa, chăn nuôi gà đẻ trứng thương phẩm; trong ngành trồng trọt có thể chọn học cách trồng hoa cúc, lan hoặc trồng rau… Nói như thầy hiệu trưởng nhà trường thì đó là cách giúp HS khi ra trường trở thành những "người thợ" thực sự trong lĩnh vực mà mình đã học, chứ không phải là những người "nửa thầy, nửa thợ", việc lớn không rành mà việc nhỏ cũng lúng túng.

Xác định rõ tác dụng của việc học đi đôi với hành, giúp HS có thể vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế nhanh và hiệu quả nhất, nhiều năm qua, nhà trường luôn chú trọng tới việc đầu tư, cải thiện cơ sở vật chất, môi trường học tập cho HS. Sử dụng có hiệu quả 3 cơ ngơi hiện có, trong đó trụ sở chính (ở quận Thanh Xuân) vừa là giảng đường, vừa có ký túc xá cho HS, 2 cơ sở còn lại (ở Từ Liêm) trong đó có nơi rộng tới hơn hai chục hécta dùng làm trang trại chăn nuôi, trồng cây, nuôi thủy sản, trường có điều kiện lo cho HS cả nơi ăn ở, học tập và thực tập, thực hành. Chỉ riêng năm học 2009-2010 vừa qua, ngoài hơn 4 tỷ đồng ngân sách nhà nước, nhà trường cũng đã dành ra hơn 500 triệu đồng để nâng cấp, bổ sung cơ sở vật chất nơi thực hành, thí nghiệm, nâng tỷ lệ HS của trường được tham gia thực hành lên con số tối đa; 100% HS thực tập tốt nghiệp năm cuối được đưa đến hơn 200 doanh nghiệp ở Hà Nội và các vùng lân cận… Nhờ đó mà tay nghề của hầu hết HS khi ra trường, đều được các đơn vị sản xuất, kinh doanh đánh giá cao.

(Theo Nguyễn Hồng // Hanoimoi Online)

 

  • Chưa tận dụng được lợi thế
  • Kẻ khổng lồ bên cạnh ta: “Độc nhất vô nhị” cách Trung Quốc đầu tư nước ngoài
  • Việt Nam - ngôi sao kinh tế đang lên
  • Thanh Trì cần gỡ vướng để đầu tư phát triển mạnh hạ tầng GTĐT
  • Đấu thầu qua mạng: Lợi ích kép
  • Phát triển thương mại theo chiều sâu: Hai hướng đi chủ yếu
  • Kiến nghị giảm phát hành TPCP trong năm 2011: Bớt áp lực lên nợ công
  • 10 giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi