Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thanh Trì cần gỡ vướng để đầu tư phát triển mạnh hạ tầng GTĐT

Theo quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn 2050 sắp được phê duyệt, huyện Thanh Trì là khu vực lõi phát triển đô thị, mật độ giao thông sẽ rất cao nên hiện trạng hệ thống giao thông của huyện cần được đầu tư mạnh, thoát khỏi những yếu kém, bất cập hiện nay.

Chiều 4/10, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Nguyễn Văn Khôi cùng với các sở ngành, Ban Chỉ đạo GPMB Thành phố đã làm việc với Huyện ủy, UBND huyện Thanh Trì để giải quyết những khó khăn vướng mắc trong phát triển hạ tầng giao thông đô thị, môi trường trên địa bàn, cũng như định hướng kế hoạch phát triển trong năm 2011.

Báo cáo tại buổi làm việc, ông Phạm Hùng Tiến, Phó Chủ tịch UBND huyện Thanh Trì cho biết, hiện mạng lưới đường giao thông đi lại trên địa bàn huyện chủ yếu qua Quốc lộ 1A, Quốc lộ 1B, đường 70A (đường Phan Trọng Tuệ), đường 70B (đường Đông Mỹ, Ngũ Hiệp) và các trục đường liên xã của huyện. Tuy nhiên về các tuyến đường liên xã hẹp nên hầu hết không có hệ thống thoát nước mặt, không đảm bảo giao thông, dẫn đến khó khăn trong việc phát triển kinh tế-xã hội của huyện.

Bên cạnh đó, về đường thủy, huyện có sông Hồng chạy qua nhưng cũng không phát triển được, do không có vị trí bến bãi; về đường sắt, huyện có trục đường sắt Bắc Nam chạy qua chia cắt huyện Thanh Trì làm hai phần rất khó khăn cho việc phát triển giao thông do bị giao cắt.

Trong những năm gần đây, bằng nguồn vốn ngân sách của huyện đã thực hiện đầu tư một số dự án như: nâng cấp đường xã Tân Triều, xây dựng cầu Hữu Hòa, đường liên xã trục chính xã Tứ Hiệp, đường liên xã Vạn Phúc Đông Mỹ… những vẫn chưa đáp ứng đủ yêu cầu phát triển.

 

“Với những hiện trạng đánh giá trên và theo quy hoạch chung của Thành phố sắp được phê duyệt, huyện Thanh Trì sẽ là vùng lõi phát triển đô thị nhưng hệ thống hạ tầng kỹ thuật vẫn còn rất yếu kém, nhất là về giao thông, cấp nước, thoát nước vẫn còn thô sơ; mặt khác do ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường (nghĩa trang, nước thải Thành phố) và theo quy hoạch dự định trình phê duyệt thì Thanh Trì chủ yếu là đất cây xanh, mặt nước nên việc huy động các nguồn vốn đầu tư còn hạn chế, huyện không thể tự đầu tư được cần sự hỗ trợ của Thành phố” - ông Phạm Hùng Tiến bày tỏ.

Tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch huyện Phạm Hùng Tiến kiến nghị với Thành phố tiếp tục quan tâm hỗ trợ và ưu tiên bố trí các nguồn vốn chương trình mục tiêu để xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội đã được triển khai trong năm 2010, đặc biệt là hệ thống đường giao thông. Ngoài ra, về cơ chế chính sách, Thành phố giao cho huyện quản lý các tuyến đường liên xã kể cả các đường đã đặt tên và chưa đặt tên…Về cấp thoát nước và vệ sinh môi trường, đề nghị Thành phố đẩy nhanh tiến độ phê duyệt dự án để năm 2011 có thể triển khai cấp nước sạch sông Đà về phía Đông quốc lộ 1A, còn về phía Tây Quốc lộ 1A cần đẩy nhanh tiến độ dự án xây dựng kế hoạch, quy hoạch, lộ trình cụ thể để có thể cấp nước cho dân cư khu vực này…

Sau khi nghe báo cáo của huyện Thanh Trì và ý kiến phát biểu của các sở ngành, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Nguyễn Văn Khôi kết luận, trong thời gian tới huyện Thanh Trì cần được đầu tư đẩy mạnh để phát triển giao thông đô thị. Phó Chủ tịch chỉ đạo Sở Giao thông Vận tải giúp huyện Thanh Trì lập danh sách các dự án giao thông cần đầu tư để trình Thành phố phê duyệt.

Phó Chủ tịch cũng thống nhất về chủ trương việc đầu tư xây dựng 2 hồ nước phía Tây trong phạm vi Quy hoạch 1/2000 khu tưởng niệm danh nhân văn hóa Chu Văn An; Xây dựng tuyến đường nối đường Phan Trọng Tuệ với đường Tả Thanh Oai – Đại Áng – Liên Ninh; đầu tư xây dựng tuyến đường vành đai 3,5; làm thí điểm việc gia cố bờ sông Nhuệ và cải tạo môi trường sông Om (Sở Quy hoạch Kiến trúc giúp huyện quy hoạch khu vực đất đối ứng).

Bên cạnh đó, về việc cấp nước sạch phía Đông và phía Tây Quốc lộ 1A chạy trên địa bàn huyện, Phó Chủ tịch giao Sở Xây dựng đẩy nhanh tiến độ phê duyệt; Sở Tài chính đưa vào danh mục ưu tiên cấp vốn để giải quyết nhu cầu dân sinh bức xúc. Với các dự án cấp nước này, huyện Thanh Trì phải trình Sở Kế hoạch Đầu tư phê duyệt trước 30/10/2010.

Mặt khác, về đề xuất Thành phố phê duyệt bổ sung cho huyện được thực hiện ngay công tác GPMB và đầu tư giai đoạn 2 đường liên xã Vĩnh Quỳnh – Đại Áng để đỡ tốn kém về ngân sách và bất cập trong chính sách khi các hộ dân phải thực hiện công tác GPMB hai lần trong cùng một dự án; Phó Chủ tịch đồng ý, giao Sở Kế hoạch Đầu tư ban hành văn bản để huyện triển khai….

Hơn nữa, Sở Quy hoạch Kiến trúc và huyện phải thống nhất danh mục cấp chỉ giới đường đỏ và cắm mốc toàn bộ tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ, đường liên huyện và hành lang các tuyến sông trên địa bàn. Các khu vực còn lại cấp thông tin hạ tầng để huyện chủ động xác định chỉ giới theo phân cấp.

Ngoài ra, Phó Chủ tịch giao Sở Tài nguyên Môi trường xem xét lộ trình di chuyển các nhà máy, xí nghiệp sử dụng hóa chất gây ô nhiễm nặng ra khỏi huyện như Công ty cổ phần pin Hà Nội, Công ty phân lân Văn Điển…

Tại buổi họp, Phó Chủ tịch Nguyễn Văn Khôi còn chỉ đạo các ngành trực tiếp giải quyết nhiều vướng mắc cho huyện Thanh Trì trong phát triển hạ tầng giao thông, cấp nước sạch, vệ sinh môi trường; tạo đà cho huyện phát triển cũng là đóng góp vào sự tăng trưởng bền vững cho Thủ đô Hà Nội.

 

( Theo Lan Hương // Báo Hà nội mới Online )

  • Đấu thầu qua mạng: Lợi ích kép
  • Phát triển thương mại theo chiều sâu: Hai hướng đi chủ yếu
  • Kiến nghị giảm phát hành TPCP trong năm 2011: Bớt áp lực lên nợ công
  • 10 giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế
  • Những doanh nghiệp tư nhân tài giỏi không phải là hiếm
  • Một số ý kiến về Chiến lược phát triển 2011 – 2020
  • Điểm nhấn đột phá về thể chế
  • Nỗ lực thực thi các mục tiêu thiên niên kỷ
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi