Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Lúa gạo tăng giá: “Bốn nhà” bắt tay, nông thương mới lợi

Nông dân TP Cần Thơ thu hoạch lúa thu đông.

Hiện nay, giá lúa gạo ở TP Cần Thơ và các tỉnh ĐBSCL tăng cao, tiêu thụ lúa dễ dàng do việc xuất khẩu gạo thuận lợi. Tuy nhiên, nông dân vẫn chưa được lợi vì không còn lúa để bán. Làm gì để nông dân và doanh nghiệp cùng lợi ?

Đến nay, TP Cần Thơ đã thu hoạch xong vụ hè thu. Hiện nông dân một số quận huyện như Ô Môn, Cờ Đỏ, Phong Điền đang thu hoạch lúa thu đông, bán được giá khá cao. Lúa thường giá từ 5.000-5.200 đồng/kg, lúa đạt tiêu chuẩn xuất khẩu từ 5.400-5.500 đồng/kg, tăng 200 đồng/kg so với tuần trước.

Giá lúa tăng kéo theo giá gạo nguyên liệu cũng tăng. Hiện  gạo nguyên liệu loại 1 làm ra gạo 5% tấm được các doanh nghiệp thuộc VFA (Hiệp hội Lương thực Việt Nam) mua vào từ 7.000 – 7.100 đ/kg; gạo nguyên liệu làm ra gạo 25% tấm là 6.900 – 6.950 đ/kg tùy chất lượng và địa phương. Giá gạo thành phẩm 5% tấm không bao bì tại ghe hiện giá từ 8.450 – 8.500 đ/kg; gạo 15% tấm 8.200 – 8.250 đ/kg và gạo 25% tấm khoảng 7.750 – 7.900 đ/kg tùy chất lượng và địa phương.

Ngành nông nghiệp TP Cần Thơ cho biết, giá lúa tăng do giá gạo xuất khẩu tăng, các doanh nghiệp đẩy mạnh mua. Bên cạnh đó, lượng lúa hè thu trong dân không nhiều trong khi diện tích gieo trồng thu đông một số tỉnh không nhiều nên giá lúa có thể còn tăng và đứng ở mức khá cao trong thời gian tới. Theo VFA, Tình hình xuất khẩu gạo từ nay đến cuối năm khả quan do nhu cầu thế giới tăng do một số nước sản xuất lương lớn mất mùa do thiên tai và biến đổi khí hậu. Hiện giá xuất khẩu gạo của các doanh nghiệp thuộc VFA là 475USD/tấn, đối với gạo 5% tấm;  435USD/tấn đối với gạo 25% tấm, tăng 20 USD tấn so với tháng 8. Xuất khẩu gạo đang có chiều hướng thuận lợi về giá cả và thị trường. Từ đầu năm 2010 đế giữa tháng 9, Việt Nam xuất khẩu trên 5 triệu tấn gạo, đạt giá trị xuất khẩu trên 2,1 tỷ USD.

Chính phủ chỉ đạo các bộ ngành, doanh nghiệp xuất khẩu gạo xây dựng tại đồng bằng sông Cửu Long thêm kho dự trữ hai triệu tấn lúa, tăng khả năng dự trữ lên 4 triệu tấn lúa, giúp người dân có nơi dự trữ lúc thu hoạch rộ nhưng đến nay, việc xây dựng kho rất chậm, chỉ có bốn kho hoàn thành với sức chứa khoảng 500 ngàn tấn. Việc xây dựng các kho trữ lúa nhanh nhất cũng đến cuối năm 2011 mới xong, vì vậy, khả năng vụ lúa đông xuân tới sẽ thiếu kho trữ lúa, nông dân lại rơi vào cảnh bán đổ bán tháo với giá thấp khi thu hoạch rộ. Về mua tạm trữ lúa gạo, ông Cao Minh Phát, chủ DNTN Tín Phát, chuyên mua lúa gạo ở quận Cái Răng kiến nghị: “Ngoài hỗ trợ tín dụng các doanh nghiệp thuộc VFA mua lúa, xây dựng kho tạm trữ, nhà nước cũng cần hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân vay ngân hàng với lãi suất ưu đãi để cùng tham gia và việc thu mua lúa cho nông dân nhằm tiêu thụ lúa nhanh chóng vào chính vụ, đồng thời tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp”.

Lúa gạo tăng giá nhưng nông dân chưa được lợi do không còn lúa để bán. Cách đây hơn 1 tháng, vào thời điểm thu hoạch rộ lúa hè thu, giá lúa xuống còn dưới 2.000 đồng/kg nhưng không có người mua. Để tháo gỡ khó khăn, Chính phủ hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng kho mua lúa tạm trữ cho nông dân, giá lúa nhích lên dần. Đến khi giá lúa đạt hơn 4.000 đồng/kg, phần lớn nông dân không còn lúa để bán vì trước đó đã bán với giá thấp để trả nợ. Việc tiêu thụ lúa bấp bênh, phụ thuộc vào thị trường và doanh nghiệp nên khi thu hoạch rộ giá lúa giảm, khi cuối vụ giá lúa tăng, nông dân chịu thiệt vì không có khả năng trữ lại chờ giá lên như doanh nghiệp.

Thời gian qua, các tỉnh, thành vùng ĐBSCL chậm công bố giá sàn mua lúa từng vụ đảm bảo nông dân có lãi từ 30% trở lên theo chỉ đạo của Chính phủ. Nguyên nhân do các bộ ngành hữu quan chưa xác định được giá thành sản xuất mỗi kg lúa nên các địa phương lúng túng chậm công bố giá sàn, đồng thời giá sàn mỗi nơi khác nhau, nên việc đảm bảo nông dân lãi 30% khó thực hiện được; việc liên kết 4 nhà theo Quyết định 80 của Thủ tướng Chính phủ vẫn còn lỏng lẻo…

Tiến sĩ Lê Văn Bảnh, Viện trưởng Viện lúa ĐBSCL, cho biết: “Để nông dân và doanh nghiệp cùng lợi, cần tăng cường liên kết vùng và liên kết 4 nhà. Các địa phương cần quy hoạch vùng chuyên canh lúa đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, nông dân hợp tác lại với nhau để hình thành vùng sản xuất hàng hóa lớn phục vụ xuất khẩu. Ngược lại doanh nghiệp phải đặt hàng nông dân sản xuất loại lúa nào, diện tích bao nhiêu và ký hợp đồng bao tiêu với nông dân. Đây là những vấn đề không mới nhưng thời gian qua, chính quyền, doanh nghiệp và nông dân chưa thực hiện được”.  Theo đó, vấn đề đặt ra là Bộ Công thương, ngành nông nghiệp và chính quyền địa phương nên hướng các doanh nghiệp xuất khẩu gạo xây dựng vùng nguyên liệu trên cơ sở gắn kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm với nông dân, tiếp đó là việc xác định giá thành sản xuất lúa trên cơ sở tính đúng, tính đủ, đảm bảo nông dân có lãi 30%, hạn chế điệp khúc được mùa mất giá như thời gian vừa qua.

(Theo Thanh Tâm // Nhandan Online)

  • Chờ luật, doanh nghiệp gạo mạnh ai nấy làm
  • 15 ngành, lĩnh vực sử dụng vốn đầu tư phát triển giai đoạn 2011-2015
  • Ngăn chặn sớm các nguy cơ tăng giá
  • Kinh doanh dịch vụ CKS ở Việt Nam: Tiềm năng và Thách thức
  • Tỷ trọng ngân sách đầu tư cho kinh tế đang có xu thế giảm
  • “Mổ xẻ” vấn đề nợ công của Việt Nam
  • Cố tình pha loãng vốn nhà nước, vì sao?
  • Hiện đại và kinh tế hóa quản lý đất đai Việt Nam
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi