Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thờ ơ với tăng lương tối thiểu

Chưa chắc người lao động đã được hưởng lợi từ việc tăng lương tối thiểu. Ảnh: H.T
Dự thảo Nghị định về tăng lương tối thiểu từ tháng 5/2011 dự kiến sẽ được phê duyệt trong tháng 10 này. Tuy nhiên, việc tăng lương lại không thu hút sự quan tâm của nhiều doanh nghiệp.
 
Theo Dự thảo phương án tăng lương tối thiểu của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, từ ngày 1/5/2011, sẽ tăng lương tối thiểu theo 4 vùng cho 2 khu vực (DN trong nước và DN có vốn đầu tư nước ngoài). Theo đó, với DN trong nước, mức lương thấp nhất (vùng 4) sẽ là 830.000 đồng, cao nhất (vùng 1) là 1,27 triệu đồng. Với DN có vốn đầu tư nước ngoài, mức tăng lương thấp nhất là 1,13 triệu đồng, cao nhất là 1,5 triệu đồng.

Tuy nhiên, thông tin về việc tăng lương cơ bản dường như chẳng được mấy DN quan tâm. “Việc tăng lương tối thiểu không ảnh hưởng tới DN”, ông Lê Nguyên Ngọc, Tổng giám đốc Công ty cổ phần May Việt Thắng cho biết.

Ông Đặng Mỹ Hào, Giám đốc Công ty cổ phần May Đại Việt (Hải Phòng) thẳng thắn: “Với mức lương 1,2 triệu đồng/tháng, liệu người lao động có sống được không? Mức lương tối thiểu hiện nay là không hợp lý”.

Giám đốc một DN có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chuyên sản xuất hàng da giày tại Hà Nội cũng cho hay: “Mặc dù Công ty trả lương cho người lao động 1,8-2 triệu đồng/người/tháng, nhưng vẫn thiếu lao động. Mức lương tối thiểu mà Chính phủ đưa ra chưa phù hợp với thực tế”.

Ngoài mức lương thấp, sự chênh lệch quá lớn giữa mức lương các vùng cũng khiến nhiều DN lo ngại lao động sẽ đổ dồn về vùng 1, vùng 2, gây sức ép cho các thành phố lớn. Trong khi đó, DN ở vùng 3, vùng 4 lại rất khó thu hút lao động.

Cho rằng, lương tối thiểu quá thấp, nhiều DN có vốn đầu tư nước ngoài đã kiến nghị tăng lương tối thiểu lên sát mức thực tế. Một số DN xuất khẩu dệt may, da giày cũng có ý kiến tương tự, khi cho rằng, lương tối thiểu thấp sẽ khiến nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam dễ bị kiện chống bán phá giá.

Kết quả điều tra 1.700 DN do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện 6 tháng đầu năm 2010 cho thấy, có trên 90% DN trả lương cho người lao động bằng, hoặc cao hơn so với mức lương tối thiểu dự kiến năm 2011. Tuy nhiên, ông Đặng Mỹ Hào lại cho rằng, nếu tăng lương tối thiểu, sẽ kéo theo giá cả hàng hoá tăng và như vậy, chưa chắc người lao động sẽ được hưởng lợi từ việc tăng lương này.

Bà Nguyễn Thị Lan Hương, Viện trưởng Viện Khoa học lao động và xã hội (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) cũng khẳng định, mấy năm gần đây, tiền lương danh nghĩa của người lao động tăng, song không bù được tốc độ trượt giá và nhu cầu cải thiện đời sống của người lao động. So với các nước trong khu vực, lương tối thiểu ở Việt Nam được đánh giá là quá thấp. Các DN đã phải tăng lương để đối phó với làn sóng nghỉ việc, đình công đòi tăng lương của người lao động.

Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, dù lương tối thiểu chỉ là “giá đỡ” để nhóm lao động nghèo, yếu thế không bị DN lạm dụng, trả lương rẻ mạt, nhưng trên thực tế, DN có thể trả lương cao tùy ý để giữ chân lao động. Tuy nhiên, để lương tối thiểu có ý nghĩa thiết thực, Chính phủ cần chỉnh sửa lộ trình cải cách tiền lương để có mức lương tối thiểu hợp lý, phù hợp hơn với thực tế.

(Theo Báo đầu tư)

  • Cần quy trách nhiệm trước khi tái cơ cấu Vinashin
  • Bình ổn giá: Khi các “ông lớn” bó tay
  • Khi tập đoàn phát huy nội lực!
  • Việt Nam trong số quốc gia bị biến đổi khí hậu đe dọa nhất
  • Định hướng Phát triển bền vững ở Việt Nam tập trung vào 3 "trụ cột"
  • Học làm nông nghiệp, tại sao không?
  • Chưa tận dụng được lợi thế
  • Kẻ khổng lồ bên cạnh ta: “Độc nhất vô nhị” cách Trung Quốc đầu tư nước ngoài
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi