Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Kêu gọi đầu tư vào Gia Lai: Cung đường ngắn, chiến lược dài hơi

Diễn đàn kêu gọi đầu tư cấp quốc gia cho khu vực Tây Nguyên được kỳ vọng sẽ gieo thêm những “hạt giống” cho vùng đất nhiều tiềm năng này. Với Gia Lai, đây được xem là cơ hội lớn khi tỉnh ta đang đứng trước ngưỡng là trung tâm của Tam giác phát triển Việt Nam- Lào- Campuchia.

Theo kế hoạch, sẽ có 120 dự án của 5 tỉnh Tây Nguyên đưa ra gọi đầu tư lần này với tổng nguồn vốn khoảng 100.000 tỉ đồng (khoảng hơn 5 tỉ USD). Đây cũng là lần đầu tiên, một diễn đàn kêu gọi đầu tư cấp quốc gia được tổ chức ở vùng đất nhiều tiềm năng nhưng còn gian khó này. Riêng Gia Lai sẽ kêu gọi đầu tư 22 dự án với tổng vốn khoảng gần 2.000 tỉ đồng. Các dự án kêu gọi gồm những lĩnh vực như: Công nghiệp xây dựng, năng lượng, nông nghiệp, thương mại- dịch vụ và lĩnh vực giáo dục, văn hóa, thể thao, du lịch. Kỳ vọng, những nhà đầu tư từ diễn đàn này sẽ biết đến Gia Lai- vùng đất giàu tiềm năng nhiều hơn để có những quyết định đầu tư của mình.

Ảnh: Đức Thụy
Hội nghị sơ kết 3 năm kêu gọi xúc tiến đầu tư vào Gia Lai.

Những năm qua, lãnh đạo tỉnh Gia Lai mở đường bằng nhiều hội nghị xúc tiến đầu tư và đã khá thành công khi nhiều nhà đầu tư đổ vốn vào Gia Lai với hàng ngàn tỉ đồng. Nhưng, nguồn vốn này cũng như “muối bỏ bể” với một vùng đất giàu tiềm năng nhưng luôn  khát vốn. Bởi vậy, cơ hội vẫn còn “để ngỏ”, luôn chờ đón các nhà đầu tư. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phùng Ngọc Mỹ cho biết: Đây là cơ hội để Gia Lai quảng bá tiềm năng của mình. Và dịp này hy vọng các nhà đầu tư sẽ biết đến Gia Lai nhiều hơn, giúp Gia Lai tổ chức tốt và hiệu quả việc xúc tiến đầu tư trong Festival Cồng chiêng Quốc tế lần thứ I sắp tới (11-2009). Chúng tôi trân trọng mời gọi và luôn sẵn sàng tạo mọi điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư và doanh nghiệp đến Gia Lai đầu tư.

Nhiều nhà đầu tư đến với Gia Lai đều thừa nhận tỉnh đã có những cơ chế nhanh gọn, thông thoáng, tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho họ. Cụ thể, tỉnh Gia Lai đã ban hành nhiều chính sách ưu đãi mời gọi các doanh nghiệp đầu tư vào địa phương. Hơn 2 năm nay, tỉnh đã có những quyết sách có tầm như triển khai cơ chế “một cửa liên thông” về đăng ký thành lập doanh nghiệp. Chỉ trong vòng 5 ngày, các nhà đầu tư sẽ nhận được giấy đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế khi thành lập doanh nghiệp. Ngoài ra, lãnh đạo tỉnh luôn lắng nghe và tháo gỡ những vướng mắc cho doanh nghiệp trong quá trình triển khai dự án.

“Cơn khát” vốn, nhân lực trình độ cao và máy móc kỹ thuật hiện đại từ lâu đã là trở lực cho sự phát triển của Gia Lai nói riêng và toàn Tây Nguyên nói chung. Và, có thể xem diễn đàn này như là một cung đường ngắn để củng cố thêm nền móng vững chắc cho chiến lược phát triển ổn định, dài hơi của toàn khu vực. Đây vừa là cơ hội của các nhà đầu tư, đồng thời cũng là dịp để các tỉnh khu vực Tây Nguyên giới thiệu, quảng bá thêm hình ảnh của mình và gắn kết để cùng nhau phát triển.

…Cũng từ nhiều năm qua, Gia Lai nói riêng và Tây Nguyên nói chung đã biết phát huy lợi thế “sân nhà” với nỗ lực kêu gọi các nhà đầu tư của các tỉnh trong khu vực. Hàng chục ngàn tỉ đồng của các doanh nghiệp trong vùng đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng với mức trên 10%/năm của mỗi tỉnh. Chỉ riêng doanh nghiệp “sân nhà” là Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai (HA.GL) nhiều năm qua đã rót vốn khá lớn vào Tây Nguyên. Cụ thể, Công ty này đang đầu tư hơn 1.000 tỉ đồng để trồng hơn 10.000 ha cao su tại Tây Nguyên. Tiềm năng thủy điện của Tây Nguyên cũng được HA.GL chú trọng. Công ty đã tiến hành đầu tư xây dựng nhiều nhà máy thủy điện với công suất 133MW (đầu tư trên 2.100 tỉ đồng), riêng Gia Lai là 70MW. Ngoài ra, HA.GL đã đầu tư nhiều tỉ đồng vào các lĩnh vực khác như bất động sản, khoáng sản….

Chỉ riêng lĩnh vực bất động sản, HA.GL đã đầu tư 450 tỉ đồng vào Gia Lai. Tổng Giám đốc HA.GL Nguyễn Văn Sự nói: Nhiều dự án của chúng tôi đã đưa vào khai thác hoặc đang đầu tư tạo ra cả chục ngàn việc làm cho người lao động của Gia Lai nói chung và toàn Tây Nguyên nói riêng. Đó là chưa kể một lượng lớn lao động của khu vực này sẽ được chúng tôi đưa ra nước ngoài khi HA.GL triển khai một số dự án tại Lào. Hơn thế, chúng tôi có kế hoạch giao khoán cao su tới từng hộ nên cơ hội làm giàu của họ cũng sẽ  trong tầm tay.

Thực tế, nhiều nhà đầu tư ít có cơ hội biết Tây Nguyên cũng như tiềm năng lớn ở vùng đất này. Và nhịp cầu nối trong đầu tư mà Ban Chỉ đạo Tây Nguyên đóng vai trò chủ lực sẽ giúp các tỉnh Tây Nguyên tiếp cận nguồn vốn, thúc đẩy phát triển kinh tế, giải quyết an sinh xã hội.

(Theo Trần Hiếu/GLO)

  • Kinh nghiệm thực tế từ mô hình quản lý sân Golf ở Hàn Quốc
  • Làm gì để "đối mặt" với suy giảm kinh tế? - Bài 2: Quay về thị trường nội địa - Không phải là nhất thời
  • Phân bón dỏm tràn lan, vì sao ?
  • Đồng bằng sông Cửu Long: Nhiều lực cản trong thu hút dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài
  • Báo Bà Rịa – Vũng Tàu: Ngành công nghiệp - Suy giảm đã chạm đáy
  • Xuất khẩu và thu ngân sách gặp nhiều khó khăn
  • Công nghiệp 8 tháng: Trái chiều hai nửa “nặng”, “nhẹ”
  • Tương lai kinh tế Việt Nam gắn liền với cảng biển
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi